quan bảo về quyền sở hữu trí tuệ
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, sửa đổi, bổ sung năm 2019 với các quy định về bảo vệ quyền SHTT đã đề cao trách nhiệm của chủ thể quyền, tăng cường các biện pháp đảm bảo việc thực thi được thực hiện, giảm sự can thiệp trực tiếp của cơ quan hành chính, mức hình phạt đối với các hành vi vi phạm quyền SHTT mang tính răn đe hơn. Bên cạnh nỗ lực thực thi quyền của các chủ thể quyền, việc thực thi quyền là một hoạt động thực thi pháp luật và được thực hiện bởi cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền gồm: Tòa án nhân dân, Viện kiểm soát nhân dân, Công an kinh tế, Quản lý thị trường, Hải quan, Thanh tra khoa học công nghệ. Theo quy định luật SHTT, việc áp dụng hình phạt hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Ủy ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Cơ quan quản lý thị trường là bộ phận cấu thành trong hệ thống tổ chức nhà nước, là công cụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc xây dựng và bảo vệ nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo quy định của pháp luật, quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa khơng rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Vai trò, nhiệm vụ của cơ quan quản lý thị trường trong công tác bảo vệ quyền SHTT được cụ thể trong các văn bản pháp luật. Với nhiệm vụ xây dựng và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trong các hoạt động quản lý thị trường trong nước; tổ chức thực hiện và chỉ đạo công tác kiểm tra kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, trong đó có hoạt động xâm phạm quyền SHTT và xử lý vi phạm pháp luật hành chính theo quy định của pháp luật; tổ chức và xây dựng lực lượng quản lý thị trường. Cơ quan thường trực của lực lượng quản lý thị trường là Ban chỉ đạo 389, Ban chỉ đạo này gồm các ngành Công thương, Công an, Tài chính, Khoa học công nghệ, Tư pháp, Y tế, Nông nghiệp, Văn phòng chính phủ. Với vị trí, chức năng và quyền hạn như vậy, lực lượng quản lý thị trường góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo thực thi quyền SHTT, ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm trong phạm vi cả nước.
Tiểu kết chương 1
Qua quá trình nghiên cứu và phân tích, chương 1 của luận văn với tên gọi “Lý luận về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ” được hoàn thiện với những kết quả đạt được như sau:
1. Làm rõ được khái niệm, nội hàm và bản chất của quyền sở hữu trí tuệ cũng như ý nghĩa của quyền SHTT và nhu cầu của việc bảo vệ quyền SHTT
2. Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền SHTT như khái niệm, xác định các hành vi xâm phạm quyền SHTT và các biện pháp, hình thức bảo vệ quyền SHTT. Từ đó, có thể khẳng định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, góp phần khuyến khích hoạt động sáng tạo, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3. Phân tích và chỉ ra cơ sở pháp luật cùng vị trí, vai trò của cơ quan quản lý thị trường trong hệ thống các cơ quan bảo về quyền sở hữu trí tuệ
Vì vậy, nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền SHTT cung cấp cơ sở khoa học để có cái nhìn tổng thể đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn bảo vệ quyền SHTT của cơ quan QLTT tại Chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG