Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật việt nam từ thực tiễn cục quản lý thị trường thành phố hà nội (Trang 66 - 71)

a. Ngun nhân khách quan

Mợt là, hàng hóa trên thị trường ngày một đa dạng về mẫu mã, chủng

loại; phương thức, môi trường kinh doanh ngày một đổi mới, nhất là môi trường internet. Do vậy thủ đoạn kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm SHTT cũng hết sức tinh vi, khó lường

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn mới như áp dụng công nghệ cao, sử dụng các thiết bị hiện đại để sản xuất hàng hoá làm cho người tiêu dùng và cơ quan QLTT khó phát hiện thật /giả. Các hành vi vi phạm này ngày càng nguy hiểm hơn ở tính chất vi phạm, có tổ chức chặt chẽ khơng những trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn mở rộng đối với tổ chức và cá nhân nước ngồi. Nhóm tội phạm thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ có đặc điểm rất phức tạp vì chủ thể của tội phạm hầu hết là những người có điều kiện kinh tế, trình độ chun mơn, kỹ thuật, tay nghề cao, am hiểu những lĩnh vực mình đang quản lý, một số người cịn có chức vụ, quyền hạn nhất định. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của khoa học, công nghệ đã tạo nhiều thiết bị, công cụ, phương tiện phạm tội ngày càng tinh vi nên rất khó phát hiện. Các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ đã gây ra hoặc đe dọa đến thiệt hại nền kinh tế của cả nước cũng như từng lĩnh vực, từng ngành, ảnh hưởng đến tài sản, sức khoẻ và tính mạng con người, tác động đến với cả cộng đồng, triệt tiêu sức sáng tạo và khiến giới đầu tư e ngại. Hàng hóa xâm phạm SHTT có nhiều nguồn như từ nước ngồi đưa vào, các đối tượng thường đặt hàng hóa, nhãn hiệu riêng lẻ sau đó đưa vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau, tập trung tại các làng nghề, khu công nghiệp để gắn nhãn hiệu đưa đi tiêu thụ, các mặt hàng chủ yếu là quần áo, giày dép, túi xách...Trong nước, các đối tượng thành lập các đơn vị có chức năng sản xuất, kinh doanh hàng hóa, sau đó căn cứ nhu cầu thị trường đối với

từng loại hàng hóa tiến hành thu mua nguyên liệu, sản xuất ra các sản phẩm có bao bì nhãn mác gần giống, chứa nhiều yếu tố gây nhầm lẫn với các sản phẩm có nhãu hiệu, uy tín trên thị trường để bán kiếm lời, tập trung vào các dòng sản phẩm đồ uống giải khát, đồ gia dụng, điện máy...những vi phạm chủ yếu là “xâm phạm quyền” đối với nhãn hiệu (cách điệu chữ viết, hình ảnh) và kiểu dáng (màu sắc, hình dáng) cơng nghiệp đã được bảo hộ.

Hai là, về phía doanh nghiệp bị làm giả thì lại khơng u cầu can thiệp

kịp thời và chưa có ý thức trong việc tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; ngại cung cấp thơng tin hoặc yêu cầu cơ quan chức năng xử lý vi phạm vì sợ người tiêu dùng quay lưng với sản phẩm, sợ ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm và doanh thu bán hàng. Do vậy chính các doanh nghiệp vẫn còn khá thờ ơ, chưa chủ động phát hiện những xâm phạm để từ đó có thể tập hợp dữ liệu và căn cứ chống lại những hàng vi xâm phạm đó. Ngay cả khi đã phát hiện được xâm phạm thì cũng vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp khơng làm bất cứ việc gì mà “tự chịu đựng” và “đồng hành” cùng những xâm phạm đó. Chính những điều đó ngày càng làm phức tạp hơn và gia tăng một cách nghiêm trọng hơn các xâm phạm thương hiệu, dẫn đến làm xấu đi môi trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

b. Nguyên nhân chủ quan

Công tác phối hợp trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năng vẫn chưa thực sự được chú trọng, việc kết nối thông tin giữa cơ quan Hải Quan trong việc kiểm soát các Doanh nghiệp nhập khẩu nhất là các doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm, dược phẩm, thời trang, hàng tiêu dùng, điện tử cao cấp.. thông tin giữa Cục thuế về công tác tra cứu hóa đơn điện tử phục vụ công tác kiểm tra hàng hóa lưu thông theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 về quy định hóa đơn điện tử khi bán hàng cung cấp dịch vụ vẫn chưa có sự thống nhất do vậy công tác kiểm tra, xử lý vẫn còn nhiệu hạn chế.

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác đấu tranh, xử lý hành vi sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ về

chồng chéo, sơ hở, tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng để hoạt động. Hiện còn đang có sự chồng chéo trong xử lý hàng giả theo Nghị định 185/2013/NĐ- CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 với quy định xử phạt vi phạm hàng hóa có nhãn hàng hóa giả mạo nhãn hàng hóa theo Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Cơng tác phối hợp trao đổi thông tin giữa các lực lượng chức năng trong và ngoài ngành; giữa các lực lượng chức năng Thành phố và tỉnh khác ở một số nơi, một số thời điểm còn hạn chế, thiếu thường xuyên, chưa tin tưởng lẫn nhau dẫn đến hiệu quả công tác bắt giữ, xử lý chưa cao. Thông tin và dự báo chuyên sâu về các vấn đề hàng giả, hàng vi phạm SHTT còn yếu và thiếu cả về đầu mối và chất lượng thông tin.

- Chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, đối với nhiều vụ việc mặc dù có dấu hiệu để chuyển cơ quan điều tra khởi tố theo pháp luật hình sự tuy nhiên rất khó để xử lý hình sự mà lại chuyển trả để xử phạt hành chính. Số tiền xử phạt hành chính ở mức cao nhất vẫn còn nhẹ so với lợi nhuận có thể thu được từ hành vi vi phạm nên chưa đủ mức răn đe (vụ việc Menshop, Nhôm Việt Pháp Đội 14, vụ Khải silk...).

- Trong khi đó, người tiêu dùng chưa trang bị nhiều kiến thức, thông tin về phân biệt hàng xâm phạm quyền SHTT.

- Hàng hóa vi phạm về nhãn thường do ý chí chủ quan của các thương nhân do một phần muốn tạo lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường (càng ít người biết đến nguồn gốc, nơi sản xuất sản phẩm hàng hóa để phục vụ ý đồ độc quyền trong phân phối) hoặc che giấu thông tin xuất xứ, chất lượng sản phẩm để tráo đổi hoặc che giấu khách hàng nhẹ dạ, cả tin, thiếu thông tin về sản phẩm, hàng hóa…

Trong thực tế, không dễ gì xác định được hành vi xâm phạm quyền SHTT do hành vi xâm phạm quyền ngày một tinh vi và bằng nhiều biện pháp

che dấu hành vi xâm phạm, nhất là các trường hợp xâm phạm quyền có tổ chức và/hoặc xâm phạm quyền đối với sáng chế. Cũng chính vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm gặp không ít khó khăn khi xác định hành vi xâm phạm, nên nhiều trường hợp phải cần đến sự hỗ trợ của cơ quan chun mơn thơng qua hình thức xin ý kiến chun mơn hoặc giám định sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, đơi lúc sự phối kết hợp giữa các cơ quan chuyên môn và cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm chưa thực sự nhuần nhuyễn, kịp thời nên hiệu quả chưa được như mong đợi.

Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương các cấp đã vào cuộc đối với công tác chống hàng giả, hàng vi phạm SHTT tuy nhiên chưa thực sự mang lại hiệu quả; nhiều cuộc chiến vẫn còn đơn thương độc mã lực lượng QLTT; chưa có cơ chế phối hợp rõ ràng, thường xuyên, cung cấp thông tin kịp thời.

Các nguyên nhân bao gồm chi phí giám định cao, thời gian kéo dài gây ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý, vi phạm. Trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ phục vụ cho công tác chống hàng giả, gian lận thương mại và hàng vi phạm SHTT còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tiểu kết chương 2

Nghiên cứu, đánh giá quy định pháp luật về thực trạng pháp luật xác định hành vi xâm phạm và yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các thiết chế bảo vệ tương ứng nhận thấy về cơ bản quy định pháp luật về các vấn đề này phù hợp nhu cầu bảo vệ quyền SHTT. Bên cạnh đó, còn một số tồn tại, hạn chế đòi hỏi cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền SHTT.

Thời gian qua, hoạt động bảo vệ quyền SHTT tại Cục QLTT thành phố Hà Nội đã đạt được kết quả nhất định trên cả công tác kiểm tra, xử lý hành vi xâm phạm và hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ, góp phần tích cực trong việc thực thi hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền SHTT.

Song, trong công tác thực thi nhiệm vụ và áp dụng pháp luật lại nảy sinh một số khó khăn, vướng mắc cần được kịp thời khắc phục, tháo gỡ. Thực tiễn bảo vệ quyền SHTT tại Cục QLTT thành phố Hà Nội cho thấy hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ rất phức tạp. Nguyên nhân của những tồn tại này đến từ những điều kiện khách quan thực tế, đặc thù, tính chất của đối tượng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng như những nguyên nhân chủ quan từ hệ thống pháp luật, chủ thể thực thi, cơng tác thực thi…

Vì vậy, Chương 3 sẽ đề cập đến giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền SHTT tại Cục QLTT thành phố Hà Nội.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật việt nam từ thực tiễn cục quản lý thị trường thành phố hà nội (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)