Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật việt nam từ thực tiễn cục quản lý thị trường thành phố hà nội (Trang 58 - 63)

(1) Những kết quả đạt được trong hoạt động kiểm tra, xử lý

Toàn Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã thực hiện theo quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của ngành, trong các năm 2016-2019 đã đạt được các kết quả:

Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra, xử lý từ năm 2016- 2019

(Đơn vị tính: vụ)

STT TT

Nội dung Năm

2016 2017 2018 2019

1 Giao theo chỉ tiêu 6.000 6.800 7.050 7.400

2 Đạt được 8.437 8.596 9.245 8.524

2 Trong đó: Hàng giả, hàng vi phạm sở

hữu trí tuệ…

1.138 1.302 1.535 1.439

(Báo cáo tổng kết các năm 2016- 2019 của Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội)

- Qua bảng số liệu cho thấy, sau khi Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời, triệt để đối với các hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, mua bán hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các hành vi gian lận thương mại khác trên tồn địa bàn thành phố thì số lượng vụ việc và số tiền phạt thu được sau khi được kiểm tra, xử lý đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Những số liệu này minh chứng cho sự cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ của lực lượng quản lý thị trường của Cục trong công tác đấu tranh phòng chống các hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, mua bán hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các hành vi gian lận thương mại khác.

Trong thời gian qua, trên địa bàn thành phố, tình trạng sản xuất, kinh doanh, bn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn tồn tại ở quy mô, mức độ khác nhau. Thực tế làm giả tập trung chủ yếu ở một số chủng loại, mẫu mã, sử dụng nhãn mác, bao bì của các doanh nghiệp có uy tín; giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng, phổ biến để đưa ra thị trường tiêu thụ. Hàng hóa

vi phạm đa số được sản xuất ở nước ngoài, sau đó thẩm lậu bằng nhiều đường khác nhau chủ yếu qua đường tiểu ngạch, đưa vào trong nước rồi vận chuyển, tập kết về Hà Nội để tiêu thụ và chuyển đi các tỉnh. Các đối tượng vi phạm thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn và có sự tham gia của các đối tượng trong và ngoài nước, được tổ chức ngày càng tinh vi, có sự câu kết từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, sử dụng phương tiện kỹ thuật cao để đối phó với các cơ quan chức năng.

Thực tế tại Hà Nội cho thấy, trong số ba biện pháp đảm bảo thực thi quyền đối với nhãn hiệu đang được áp dụng tại Việt Nam hiện nay (biện pháp dân sự, biện pháp hành chính và biện pháp hình sự) thì Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội áp dụng biện pháp xử lý bằng hành chính chiếm phần lớn các vụ việc. Bởi lẽ, ưu thế của biện pháp hành chính là thủ tục đơn giản, xử lý nhanh chóng, đáp ứng kịp thời yêu cầu của chủ thể sở hữu, đảm bảo không chỉ có tác dụng ngăn chặn mà còn có tác dụng phòng ngừa, răn đe thông qua việc trừng phạt đối với hành vi xâm phạm quyền.

Đặc biệt trong thời gian qua, trên địa bàn thành phố phát hiện nhiều vụ việc kinh doanh hàng giả với số lượng lớn, kết hợp yếu tố thương mại điện tử, tập trung chủ yếu ở mặt hàng gia dụng, thời trang, vật liệu xây dựng... Ngồi hàng hố vi phạm SHTT, qua công tác kiểm tra đã phát hiện và cho thấy nổi lên hiện trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả; đăng ký tên doanh nghiệp trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ để lừa dối người tiêu dùng.

Hàng giả, hàng xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ đối với các mặt hàng này đã xuất hiện từ các shop, siêu thị trung tâm thành phố... tới các vùng quận, huyện ven đô ngày càng nhiều với các quy mô từ những cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ tới những nhà phân phối và nhập khẩu lớn trên địa bàn. Các lực lượng chức năng Thành phố trong đó lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện và xử lý nhiều vụ việc vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng, không chỉ trên khâu lưu thông mà còn xảy ra tại các doanh nghiệp sản xuất [13,14,15,17]. Ngồi ra mơi trường internet đang là nơi diễn ra việc quảng cáo, mua bán rất nhiều sản phẩm gian lận thương mại; các sàn thương mại

điện tử bị lợi dụng trở thành một kênh tiêu thụ hàng giả mạo nhãn hiệu mà các lực lượng chức năng rất khó phát hiện và xử lý[18].

Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động kinh doanh hàng hóa là mặt hàng mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng nhằm ngăn chặn hiệu quả và từng bước kiểm soát hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn Hà Nội; tập trung kiểm tra, kiểm soát tại các tuyến phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Bông, Hàng Gai, Chợ Đồng Xuân, các hội chợ, làng nghề, khu công nghiệp,... trên địa bàn Thành phố[17].

Trong các báo cáo tổng kết hàng năm, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội ln khẳng định tồn thể lực lượng quản lý thị trường đã có rất nhiều cố gắng trong đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại, qua đó đã góp phần ổn định thị trường, bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh[13,14,15,17].

(2) Những kết quả đạt được trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ

Trong những năm qua, Ban chỉ đạo của Cục QLTT thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các lực lượng chức năng kịp thời, thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật về hành vi buôn bán, vận chuyển hàng hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trái phép, làm tốt công tác tuyên tuyền trong đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật trong buôn bán và vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ với nhiều nội dung và hình thức phong phú, phổ biến kịp thời đến các quần chúng nhân dân không buôn bán, vận chuyển, sử dụng hay bất kỳ hành vi sử dụng hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ từ đó tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hoạt động của quần chúng nhân dân.

Ví dụ điển hình: Thực hiện Cơng văn số 1586/TQLTT-VPTC ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Tổng cục QLTT v/v hưởng ứng “Ngày phòng, chống

hàng giả, hàng nhái” 29/11 và Kế hoạch số 2358 /KH-QLTT ngày 06 tháng 12 năm 2019 của Cục QLTT Thành phố Hà Nội về tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật trong phòng, chống hàng giả, hàng nhái năm 2019, từ 08 giờ 00 đến 11 giờ 00 phút, ngày 29 tháng 12 năm 2019, Cục QLTT Thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công buổi tuyên truyền đợt 3 cho 400 người tiêu dùng là nhân dân, học sinh, sinh viên trên địa bàn Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Nội dung tuyên truyền là các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác xử lý vi phạm các hành vi vi phạm quyền SHTT; trao đổi của các sở hữu quyền về bảo vệ, ủng hộ hàng thật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp về một số hàng hóa được bảo hộ và công nhận tại Việt Nam;..[17].

Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 184/KH-QLTT ngày 19/3/2018 thực hiện nội dung đột phá về văn minh thương mại giai đoạn 2018 – 2020, năm 2019, Cục QLTT Thành phố Hà Nội đã chủ động phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thương mại Hà Nội, UBND các quận trên địa bàn thành phố tổ chức 7 hội nghị tuyên truyền về quy định văn minh thương mại cho hơn 2.000 lượt người tham gia; cấp phát hơn 5.000 tờ rơi, khuyến cáo, vận động ký cam kết chấp hành pháp luật đối với gần 3.000 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa trên địa bàn thành phố. Để nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn minh thương mại, các hội nghị tuyên truyền được cục triển khai bằng nhiều hình thức trực quan, sinh động. Trong đó có các video, clip hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, cục đã phối hợp với ban quản lý các chợ tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh, xe lưu động về những quy định trong thực hiện văn minh thương mại. Bên cạnh đó, để nâng cao ý thức thực hiện văn minh thương mại đến toàn thể dân cư, Cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo các đội phụ trách địa bàn duy trì trên 800 bảng thông báo hệ thống số điện thoại đường dây nóng tại các điểm công cộng, điểm chợ, nhà hàng và các khu vực kinh doanh nhộn nhịp để nhận thông tin phản ánh các hành vi vi phạm liên quan đến thẩm quyền xử lý của cơ quan Quản lý thị trường.

hiện văn minh thương mại đối với 7.865 lượt tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh, buôn bán trên địa bàn thành phố. Trong đó, tập trung kiểm tra, ngăn chặn các hành vi buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại, niêm yết giá không rõ ràng và thái độ ứng xử không lịch sự với khách hàng. Theo kết quả đánh giá của Cục Quản lý thị trường Thành phố Hà Nội cuối năm 2019, sau hai năm quyết liệt triển khai thực hiện văn minh thương mại trên địa bàn thành phố, hầu hết các tổ chức, cá nhân kinh doanh đã được tuyên truyền, nâng cao nhận thức văn hóa kinh doanh. Đã có nhiều tiểu thương điển hình trong việc chấp hành pháp luật, thực hiện văn minh thương mại, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng kinh doanh trên thị trường và đông đảo người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, thông qua các công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật các lực lượng chức năng đã tuyên truyền giáo dục, phổ biển pháp luật từ đó hạn chế việc tái phạm, góp phần nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật cho tổ chức và cá nhân trên địa bàn[17].

(3) Những kết quả đạt được trong nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ kiểm soát viên

Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội thường xuyên tổ chức các các lớp tập huấn,khoá đào tạo bồi dưỡng kiến thức về pháp luật sở hữu trí tuệ và nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm theo các chương trình đào tạo kiểm soát viên thị trường và bồi dưỡng kiến thức cho kiểm soát viên thị trường. Cụ thể, các buổi tập huấn, đào tạo nâng cao kiến thức pháp luật về các chuyên đề: Kết quả đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ bao gồm các cam kết trong các lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng cơng nghiệp, sáng chế, thơng tin và dữ liệu bí mật, giống cây trồng, hoạt động bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định; Công tác giám định sở hữu công nghiệp và sử dụng kết quả giám định trong xử lý vi phạm hành chính; Thẩm quyền và quy trình xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của cơ quan Quản lý thị trường. Nâng cao nhận thức chuyên môn về cách phân biệt hàng thật, hàng giả đối với một số sản phẩm của Longchamp,

LVMH, Prada, Wacoal, Nike, Unilever, L’oreal, Akzo Nobel, Masan, Apple. Giải đáp, hướng dẫn về kỹ năng giải quyết các vụ việc liên quan đến xâm phạm quyền SHTT, việc sử dụng kết quả giám định trong xử lý vi phạm hành chính, những vấn đề đáng lưu ý liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA)… Đến nay lực lượng Quản lý thị trường thành phố Hà Nội có thể độc lập kiểm tra, xử lý vi phạm một số ngành hàng, mặt hàng quan trọng.

(4) Những kết quả đạt được trong tổ chức phối hợp với các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Trong những năm qua, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, lực lượng chức năng như Cảnh sát kinh tế, Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Bản quyền, Thanh tra văn hoá thông tin…trong công tác thực thi quyền sở hưu trí tuệ bao gồm: kiểm tra đánh giá các cơ sở sản xuất kinh doanh; xử lý hoạt động khai thác, vận chuyển và kinh doanh trái phép; kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ các ngày trong tuần, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ. Đồng thời, lực lượng Quản lý thị trường thành phố cùng với lực lượng Thanh tra Khoa học - công nghệ, Cảnh sát kinh tế, Hải quan… xây dựng Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác đấu tranh chống hàng giả liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật việt nam từ thực tiễn cục quản lý thị trường thành phố hà nội (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)