- Theo đánh giá của các ngành chức năng, mặc dù công tác đấu tranh chống hành vi xâm phạm quyền SHTT được thực hiện quyết liệt song hiệu quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn. Tình trạng xâm phạm quyền SHTT trên địa bàn thành phố vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi với các loại hình gian lận thương mại được phát hiện phổ biến. Hàng ngày xâm phạm quyền SHTT vẫn còn xuất hiện và len lỏi vào các ngõ ngách của thị trường gây tâm lý bức xúc trong dư luận.
- Báo cáo của Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội cho thấy từ 2016 đến 2019 số vụ vi phạm hàng hóa xâm phạm quyền SHTT bị xử phạt đều tăng qua các năm. Với mức độ gia tăng trên, chứng tỏ thực tế tình trạng xâm phạm quyền SHTT trên địa bàn thành phố vẫn tiếp tục có xu hướng gia
trường mà của tất cả các ngành thành viên BCĐ 389 của thành phố cũng như các cấp chính quyền trong thành phố.
- Kết quả đấu tranh chống hàng hóa xâm phạm quyền SHTT vẫn chưa tương xứng với tình hình thực tế đang diễn ra hết sức phức tạp với thủ đoạn tinh vi và quy mô ngày càng lớn, chưa đáp ứng mong muốn của Chính phủ và kỳ vọng của người dân. Tình hình xâm phạm quyền SHTT vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt tình trạng sản xuất, kinh doanh các mặt hàng hóa xâm phạm quyền SHTT, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
- Cục QLTT trong suốt quá trình hoạt động đã chủ động phối kết hợp với các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong cơng tác phịng chống hàng xâm phạm quyền SHTT như đã phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức hướng dẫn cách nhận biết, phân biệt hàng thật (hàng chính hãng) với các loại hàng xâm phạm quyền SHTT xuất hiện trên thị trường; phối hợp với doanh nghiệp trong quá trình tổ chức kiểm tra, kiểm sốt và xử lý vi phạm… Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp có mối quan hệ hợp tác với lực lượng QLTT còn rất hạn chế; đa số các Doanh nghiệp hợp tác khi trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm xâm phạm nhãn hiệu sản phẩm của họ mà khơng có sự phối hợp phòng ngừa từ trước. Đặc biệt là vẫn còn nhiều Doanh nghiệp coi nhẹ việc đăng ký nhãn hiệu và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm hàng hóa/dịch vụ của mình. - Qua thực tế triển khai thực hiện cho thấy công tác phối hợp, trao đổi cung cấp thông tin giữa các lực lượng chức năng trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn hạn chế. Đặc biệt là việc phối hợp giữa các cơ quan thực thi với nhau, cơ quan Quản lý thị trường chỉ phối hợp ở mức trao đổi thông tin, tài liệu với các cơ quan như Công an, Hải quan khi có các vụ việc vi phạm cần phải điều tra, xác minh làm rõ để phục vụ cho công tác đấu tranh, xử lý vi phạm mà chưa có một cơ chế trao đổi thông tin thường xuyên hai chiều lẫn nhau để phục vụ công tác phòng ngừa và phát hiện vi phạm về nhãn hiệu.
- Năng lực thực thi của lực lượng Quản lý thị trường còn những vấn đề tồn tại, hạn chế
Cho tới nay vẫn chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ về chống xâm phạm quyền SHTT, những cán bộ người mà trực tiếp làm công tác thực thi chưa sử dụng hệ thống thông tin một cách thường xuyên, trao đổi thông tin qua các phương tiện điện tử, khai thác thông tin triệt để từ internet dẫn đến một số tình huống việc tác nghiệp còn lúng túng. Bên cạnh đó, trình độ chun mơn, khả năng ngoại ngữ của cán bộ còn hạn chế nên trong một số trường hợp cần hợp tác quốc tế còn gặp rào cản ngôn ngữ và khiến việc tiếp cận, xử lý thông tin có yếu tố nước ngoài chưa hiệu quả. Trình độ, kinh nghiệm chuyên môn về SHTT, đối tượng của quyền SHTT còn hạn chế, cán bộ thiếu các kỹ năng, kinh nghiệm trong việc xác định hành vi vi phạm, thiếu quyết đoán trong các tình huống cụ thể, thiếu các kỹ năng tư vấn cho cá nhân, doanh nghiệm về quy định SHTT.
- Lực lượng Quản lý thị trường cịn gặp nhiều khó khăn trong cơng tác xử lý hàng hóa vi phạm bị tịch thu
Hiện nay, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội do Bộ Công Thương quản lý nên mọi hoạt động xử lý hàng hóa tịch thu phải chờ hướng dẫn của Bộ. Trong khi đó, vấn đề kho bãi phục vụ việc bảo quản, lưu trữ hàng hóa thu giữ chờ xử lý khơng đảm bảo u cầu khiến lực lượng gặp rất nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất của Cục còn nhiều thiếu thốn, đa số lực lượng Quản lý thị trường đều phải đi thuê kho bãi lưu trữ hàng hóa thu giữ nên khơng đảm bảo yêu cầu cả về diện tích và trang thiết bị. Tất cả hàng hóa thu giữ đều được bảo quản trong kho nên không tránh khỏi việc ảnh hưởng đến chất lượng cũng như việc chống cơn trùng, chuột, gián xâm nhập. Thậm chí có khi số lượng hàng hóa q nhiều phải để tạm sang phịng làm việc của các cán bộ. Đặc biệt đối với những mặt hàng có yêu cầu điều kiện bảo quản khắt khe đặc biệt như thủy hải sản, thực phẩm đơng lạnh, gia cầm, khí gas, thuốc bảo vệ thực vật, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và sữa dành cho trẻ em thì đơn vị buộc phải đi thuê kho bãi chuyên dụng để đảm bảo an toàn hàng hóa đến khi quyết định xử lý vụ việc hồn tất. Đối với hàng hóa phải tiêu hủy như thực phẩm đông lạnh, gia súc, gia cầm, thuốc trừ sâu… tốn rất nhiều chi phí cho việc xử lý
theo đúng quy trình để đảm bảo an tồn vệ sinh mơi trường trong khi kinh phí tiêu hủy rất hạn chế.
- Các hoạt động đào tạo, tập huấn cho nhân lực Quản lý thị trường còn thiếu và yếu, chưa đa dạng, sâu sắc, bám sát tực tiễn.