Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 28/2017/NĐ-CP ngày 20/03/2017 và Nghị định 31/2016/NĐ-CP ngày 6/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 không quy định cụ thể quy trình xử lý hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan và quyền đối với giống cây trồng như quy trình xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp ở Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013. Theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013, hầu hết các trường hợp xử lý vi phạm hành chính đối với quyền sở hữu công nghiệp chỉ được xử lý trên cơ sở có yêu cầu của chủ thể quyền SHTT, theo đó quy trình xử lý một vụ việc xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp nhìn chung có thể được mơ tả bằng các bước sau:
Bước 1: chuẩn bị và nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm. Đơn yêu cầu phải
nêu rõ tên cơ quan thực thi, đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ có liên quan, hàng hóa/dịch vụ có nghi ngờ xâm phạm, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân vi phạm, chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm và tài liệu chứng minh tư cách nộp đơn bởi chủ thể quyền.
Bước 2: thụ lý đơn yêu cầu trong vòng 10 ngày làm việc. Khi nhận
được đơn yêu cầu xử lý vi phạm, cơ quan nhận đơn có trách nhiệm xác định thẩm quyền xử lý vi phạm và kiểm tra tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn. Trong
quan có thẩm quyền xử lý vi phạm tiếp nhận đơn yêu cầu xử vi phạm, xem xét tính hợp lệ của đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu thấy chưa đầy đủ thì yêu cầu người nộp đơn bổ sung trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày yêu cầu. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đáp ứng yêu cầu, người có thẩm quyền thơng báo cho tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm về dự định thời gian, thủ tục, biện pháp xử lý và yêu cầu hợp tác, hỗ trợ của chủ thể quyền SHTT trong thanh tra, kiểm tra, xác minh và xử lý vi phạm.
Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có thể tự mình tiến hành kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, xác định hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về SHTT hoặc yêu cầu bên bị yêu cầu xử lý vi phạm và các bên có quyền, lợi ích liên quan trong vụ vi phạm cung cấp thông tin để làm căn cứ phục vụ cho việc giải quyết vụ việc. Trong trường hợp cần thiết có thể đề nghị cơ quan chức năng tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ vi phạm, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp kiến thức chuyên môn hoặc chưng cầu giám định để xác định yếu tố vi phạm.
Bước 3: yêu cầu giải trình. Cơ quan thực thi có thể yêu cầu bên bị đề
nghị xử lý hành chính cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ hoặc giải trình trong vòng 10 ngày kể từ ngày cơ quan thực thi ban hành thông báo gửi bên bị đề nghị xử lý hành chính hoặc kể từ ngày lập biên bản thanh tra, biên bản vi phạm hành chính. Bên bị đề nghị xử lý hành chính có thể u cầu gia hạn thời hạn giải trình nêu trên nhưng không được quá 30 ngày kể từ ngày lập biên bản thanh tra, biên bản vi phạm hành chính. Mục đích của bước giải trình là để trao cơ hội cho bên bị nghi ngờ vi phạm giải trình, cung cấp chứng cứ, tài liệu hoặc lập luận chứng minh rằng mình khơng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể quyền, chẳng hạn nhãn hiệu bị nghi ngờ xâm phạm không gây nhầm lẫn với quyền độc quyền nhãn hiệu của chủ thể quyền, tác phẩm bị nghi ngờ xâm phạm quyền tác giả do bên bị nghi ngờ xâm phạm độc lập sáng tạo hoặc trường hợp của bên bị nghi ngờ xâm phạm rơi vào trường hợp ngoại lệ luật pháp quy định khơng phải là hành vi xâm phạm ví dụ như sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại, hoặc lưu thông, nhập khẩu, khai thác công
dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp (nhập khẩu song song),…
Bước 4: chuẩn bị xử lý vi phạm hành chính. Trong thời hạn 30 ngày, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ đáp ứng u cầu, người có thẩm quyền thơng báo cho chủ thể quyền đã nộp yêu cầu xử lý vi phạm về dự định thời gian, thủ tục, biện pháp xử lý và yêu cầu hợp tác, hỗ trợ của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp trong thanh tra, kiểm tra, xác minh và xử lý vi phạm.
Bước 5: ra quyết định. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính kèm
theo hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả được ban hành bởi Cơ quan thực thi. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Ngoại trừ các trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1, Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định trong vòng 07 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính hoặc tối đa khơng q 30 ngày kể từ ngày lập biên bản đối với vụ việc có nhiều tình huống phức tạp.
2.2.3. Thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính và chức năng của Cục Quản lý thị trường Hà Nội chính và chức năng của Cục Quản lý thị trường Hà Nội
Pháp luật quy định các cơ quan công an, thanh tra chuyên ngành về SHTT, quản lý thị trường, hải quan có thẩm quyền phát hiện, năng chặn và xử lý các trường hợp xâm phạm quyền SHTT. Khi nhận được đơn yêu cầu xử lý vi phạm, các cơ quan này có trách nhiệm xác định thẩm quyền xử lý vi phạm và kiểm tra tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn. Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có thể tự mình tiến hành kiểm tra, xác minh, thu nhập chứng cứ, xác định hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc yêu cầu bên bị yêu cầu xử lý vi phạm và các bên có quyền, lợi ích liên quan trong vụ vi phạm cung cấp thông tin để làm căn cứ phục vụ cho việc giải quyết vụ việc. Trong trường hợp cần thiết có thể đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ vi phạm, yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp ý kiến chuyên môn hoặc trưng cầu giám định để xac minh yếu
mình các cơ quan hành chính hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính có quyền ra các quyết định hành chính theo yêu cầu của người yêu cầu hoặc tự mình đưa ra quyết định trên cơ sở dư luận xã hội hoặc sự phát hiện của người thi hành công vụ. Việc trao quyền cho các cơ quan hành chính và người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính nhằm đảm bảo các hành vi xâm phạm quyền SHTT được thực hiện nghiêm túc không chỉ trong nội địa mà ngay từ lúc hàng hóa có dấu hiệu vi phạm được ngăn chặn khi chúng chưa được đưa vào lưu thông trên thị trường. Căn cứ vào tính chất, mức độ hành vi mà các cơ quan áp dụng các biện pháp xử phạt như cảnh cáo, phạt tiền, buộc tiêu hủy, tịch thu tang vật, phương tiện, nguyên liệu dùng để thực hiện hành vi vi phạm…sản phẩm xâm phạm quyền SHTT.
Đối với cơ quan quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt các hành vi: i) sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ tem, nhãn hiệu tại thị trường trong nước; ii) sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu giả mạo tại thị trường trong nước; iii) xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu; cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn hiệu trong hoạt động bn bán, vận chuyển hàng hóa tại thị trường trong nước. Trong trường hợp này nếu xác định được cơ sở sản xuất loại hàng hóa đó thì cơ quan Quản lý thị trường có thầm quyền tiếp tục xử lý hành vi vi phạm tại cơ sở sản xuất. Như vây, Nghị định số 99/2013/NĐ-CP đã mở rộng thẩm quyền xử lý vi phạm của Cục quản lý thị trường so với Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Cụ thể bổ sung thêm thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm tại cơ sở sản xuất và hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn hiệu. Việc quy định như hiện nay bảo đảm phù hợp với thực tiễn và quy định mới về việc không quy định thẩm quyền xử lý vi phạm của Cục quản lý như tại Nghị định 97/2010/NĐ-CP.