vệ quyền sở hữu trí tuệ của Cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội
3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Một là, Luật Sở hữu trí tuệ đã nêu rõ trách nhiệm của từng cơ quan thực
thi quyền sở hữu trí tuệ, nhưng chưa có quy định ràng buộc trách nhiệm phải phối hợp công tác giữa các cơ quan này, chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan này nếu để xảy ra tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có ngun nhân từ việc khơng phối hợp công tác với nhau. Vậy nên, quy định rõ ràng trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền SHTT
Hiện nay, có nhiều cơ quan tham gia xử lý vi phạm quyền SHTT: Hải quan, QLTT, cơng an, tịa án...Mặc dù, thẩm quyền của mỡi cơ quan đã được quy định rõ nhưng vẫn có hiện tượng chồng chéo trong khâu xử lý vi phạm SHTT. Điều này khiến doanh nghiệp lúng túng, ngần ngại khi liên hệ để bảo vệ quyền SHTT. Vậy nên, cơ quan chức năng cần quy định rõ ràng thẩm quyền của từng cơ quan và phạm vi cũng như cách thức phối hợp giữa những cơ quan này khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT.
Hai là, trong công tác kiểm tra, xử lý hàng giả, xâm phạm SHTT, việc
trả lời kết luận giám định, ý kiến chuyên môn của cơ quan chức năng, hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu phục vụ cho công tác xử lý cần phải nhanh chóng, đáp ứng thời gian theo quy định của Luật xử vi phạm hành chính và Pháp lệnh QLTT (thời hạn xử lý vụ việc từ 25 ngày, hoặc 40 ngày phải có kết luận) nhằm đảm bảo cơ chế phối hợp giữa các cơ quan được vận hành hiệu quả nhất
Ba là, cần sửa đổi khoản 4 Điều 26 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày
29/8/2013 của Chính Phủ: “Người có quyền xử lý vi phạm có thể dựa trên văn bản cam kết xác nhận hàng hóa, dịch vụ giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, văn bản ý kiến chuyên môn của cơ quan Nhà nước về sở hữu công nghiệp, văn bản kết luận giám định để xác định hành vi vi phạm nhưng phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với kết luận vi phạm và quyết định xử lý vi phạm của mình” theo hướng quy định: “Văn bản kết luận giám định hoặc văn bản của cơ quan chuyên môn SHTT, hoặc văn bản xác nhận chủ thể quyền là tài liệu làm căn cứ kết luận vi phạm”.
Bốn là, sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 11 và điểm a khoản 1 điều 12
Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định hành vi vận chuyển; tàng trữ để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền hoặc giả mạo đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý do hành vi vi phạm này được quy định không rõ ràng, cụ thể nên khó xử phạt đối với người vận chuyển thuê và chủ kho tàng, bến bãi, nhà ở cho thuê, vì nếu muốn xử phạt phải chứng minh được đối tượng vi phạm vận chuyển, tàng trữ hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền hoặc giả mạo đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý với mục đích là để bán. Hành vi vi phạm này cần được quy định cụ thể lại là: Vận chuyển; tàng trữ hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền hoặc giả mạo đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
Năm là, hoàn thiện các quy định về thực thi quyền SHTT trong pháp
luật hành chính.
Căn cứ theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/08/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, các biện pháp xử lý vi phạm về SHTT của cơ quan chức năng còn nhiều bất cập, bởi theo quy định hiện hành, mức phạt cao nhất đối với vi phạm SHTT của doanh nghiệp
500 triệu đồng, cá nhân 250 triệu đồng. Do mức phạt được “khống chế” theo mức trần, nên tác dụng ngăn ngừa vi phạm rất thấp. Vậy nên, cần sửa đổi quy định về mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT theo hướng: tăng mức phạt tối đa; mức phạt phải cao hơn lợi nhuận mà người vi phạm có thể thu được từ hành vi vi phạm và tăng theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm như vi phạm có tổ chức, tái phạm, vi phạm liên quan đến các sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khoẻ của cộng đồng.
Sáu là, thực hiện cam kết quốc tế về thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Theo quy định của Hiệp định thành lập WTO, tất cả các thành viên gia nhập WTO “đều có nghĩa vụ xây dựng và cải cách luật quốc gia phù hợp với
các Hiệp định thương mại đa phương của WTO, bao gồm Hiệp định TRIPs”.
Hiệp định TRIPs đã quy định những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu quyền SHTT, mà những tiêu chuẩn này được xây dựng trên cơ sở những quốc gia phát triển nhất. Hiệp định này không chỉ yêu cầu các thành viên bảo hộ các quyền SHTT theo tiêu chuẩn đề ra mà còn tuyên bố các thành viên có quyền lựa chọn tiêu chuẩn bảo hộ cao hơn cũng như có quyền tự do quyết định cách thức phù hợp với hệ thống pháp luật và thực tiễn hoạt động của mình.
Để đáp ứng yêu cầu hội nhập và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội chúng ta cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về SHTT có tính hợp lý, rõ ràng, phù hợp với các chuẩn mực chung của thế giới, khai thác hợp lý các quy định linh hoạt dành cho các nước đang phát triển nhằm tạo cơ sở vững chắc để thực hiện nguyên tắc cân bằng giữa lợi ích của các chủ thể quyền và của xã hội.
Song song với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần thúc đẩy hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của công chúng về việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích doanh nghiệp và người tiêu dùng phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan chức năng để thi hành có hiệu quả quy định về quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích các tổ chức, các hiệp hội, các ngành, đoàn thể, trường học… tham gia và việc thực thi quyền SHTT. Việc thực thi nghiêm túc quy định pháp luật về SHTT là bằng chứng cho thấy
thu hút đầu tư, khuyến khích chuyển giao cơng nghệ, tạo điều kiện đổi mới thương mại và khoa học kỹ thuật, với việc coi thực thi quyền sở hữu trí tuệ được là một phần chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.
3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội hữu trí tuệ của Cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội
Thứ nhất, sắp xếp lại và tăng cường năng lực chuyên môn, quản lý của
Cục Quản lý thị trường Thành phố Hà Nội
Cục Quản lý thị trường Thành phố Hà Nội là lực lượng chủ cơng trong quản lý, phịng, chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và sở hữu trí tuệ, Cục Quản lý thị trường Thành phố Hà Nội cần luôn nỗ lực nâng cao hiệu quả công tác, tác phong, đạo đức của cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Cụ thể:
- Kiện tồn bộ máy, bố trí, sắp xếp nhân sự đúng người đúng việc, bổ nhiệm cán bộ giỏi, có năng lực, phẩm chất, có kinh nghiệm cho các vị trí;
- Thực hiện cơng tác quy hoạch cán bộ, hàng năm rà soát, bổ sung hoặc đưa ra khỏi quy hoạch những công chức không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện; bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới đảm bảo nguồn cấp ủy và nguồn công chức lãnh đạo cấp Phòng, cấp Đội và cấp lãnh đạo Cục mang tính liên tục, kế thừa, phát triển, chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ, đảm bảo về số lượng, đáp ứng về yêu cầu chất lượng.
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng và kế hoạch thực hiện điều động, thay đổi địa bàn công tác của công chức giữ chức danh lãnh đạo của các Phòng, Đội. Đồng thời cần có chương trình đào tạo chuyên nghiệp về thực thi quyền sở hữu trí tuệ cho cơng chức, kiểm soát viên QLTT chuyên trách trong công tác thực thi quyền SHTT. Xây dựng chính sách quy hoạch và phát triển đội ngũ cơng chức, kiểm soát viên thực thi quyền sở hữu trí tuệ lâu dài và ổn định, đảm bảo lực lượng kế cận; chú trọng, tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm sở hữu trí tuệ tại Cục, tránh tình trạng đào tạo dàn trải, khơng có kế hoạch, khơng mang lại hiệu quả thiết thực.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát đối với công chức trong việc thực thi công vụ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống của công chức và kiên quyết xử lý đối với cơng chức có vi phạm. Thực hiện nghiêm và tổ chức giám sát việc thực hiện quy tắc, chuẩn mực ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa công sở, kỷ luật của ngành và các quy định về trách nhiệm của công chức.
Thứ hai, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ
Công tác chống hàng giả không thể đạt hiệu quả cao nếu khơng có sự tham gia, phối hợp của doanh nghiệp và sự chung tay của toàn xã hội. Do vậy, cần áp dụng các biện pháp tuyên truyền đến các doanh nghiệp cũng cần chủ động, tích cực tham gia cuộc chiến chống hàng giả, hàng vi phạm SHTT thông qua hoạt động quảng bá sản phẩm song song với việc hướng dẫn, chỉ rõ cho người tiêu dùng nhận biết hàng bị xâm phạm quyền SHTT. Đặc biệt, các hoạt động tuyên truyền nhằm doanh nghiệp cần tăng cường quản lý, giám sát tiêu thụ hàng hoá và chủ động khiếu nại khi bị xâm phạm nhãn hiệu. Sự liên minh giữa các nhà sản xuất trong đấu tranh chống hàng xâm phạm quyền SHTT cần tích cực hơn nữa. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp người tiêu dùng trang bị kiến thức “tiêu dùng thông minh”, tránh trở thành nạn nhân của hàng vi phạm SHTT và phải nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong việc chống hàng vi phạm SHTT vì quyền lợi của bản thân và xã hội.
Sự vào cuộc của các chuyên gia kinh tế, các phương tiện thông tin đại chúng, báo và đài để thường xuyên cập nhật, đăng tải các phương thức, hình thức, mơ hình hoạt động kinh doanh mới trên các môi trường, nhất là môi trường internet để các lực lượng chức năng nắm bắt, kiểm tra và người tiêu dùng tiếp cận, phòng tránh các vi phạm là một biện pháp hữu hiệu cần xem xét nhằm phổ biến tri thức về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đến mọi tầng lớp, đối tượng.
Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý
Các giải pháp khu trú vào: tăng cường cơ chế quản lý rủi ro, kiểm tra hồ sơ và xác minh tại doanh nghiệp đối với những trường hợp nghi ngờ hoặc
sát, cài cắm cơ sở, nhân mối xây dựng tốt mạng lưới nhân sự đủ chất và lượng nhằm phát hiện những vụ việc sai phạm có quy mơ lớn.Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành về hàng hóa gian lận, giả mạo nhãn hiệu. Thực hiện nghiêm quy trình kiểm tra, kiểm sốt thị trường theo quy định tại Thơng tư 35/2018/TT-BCT trình tự xử lý vi phạm và các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng QLTT, kiên quyết xử lý các cơng chức có sai phạm trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường. Đồng thời thực hiện nghiêm quy định về quản lý địa bàn tránh chồng chéo trong cơng tác kiểm tra kiểm sốt. Phối hợp tốt giữa các ngành chức năng, chính quyền các địa phương cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trong công tác đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại.
Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính
- Tăng cường công tác cải cách hành chính, xây dựng hòm thư tiếp nhận góp ý và cung cấp đường dây điện thoại tiếp nhận thông tin phản ánh. Tiếp nhận, xử lý đơn thư, phản ánh và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, khơng để tình trạng đơn thư khiếu nại vượt cấp. Tạo thuận lợi hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân và các tổ chức kinh doanh thuộc chức năng quản lý của đơn vị.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết các thủ tục hành chính thông qua hệ thống văn phòng điện tử DMS, Email…trong công tác quản lý văn bản, chia sẻ thông tin. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác giám sát, chỉ đạo điều hành.
- Cần xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử để quản lý hồ sơ xâm phạm quyền SHTT
Theo quy định hiện nay, hình thức cảnh cáo được áp dụng đối với trường hợp hành vi vi phạm lần đầu với quy mơ nhỏ với hàng hố vi phạm có tổng giá trị đến dưới 3.000.000 đồng. Nhưng trên thực tế chúng ta chưa có cơ sở dữ liệu để quản lý hồ sơ xâm phạm, dẫn đến chủ thể vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính tại địa bàn này lại chuyển sang địa bàn khác và tiếp tục hành vi vi phạm mang tính chất tinh vi hơn nhằm trốn tránh việc bị xử lý. Việc thiếu cơ sở dữ liệu quản lý cũng gây khó khăn cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi đã bị xử phạt hành chính nhưng tiếp tục tái
phạm. Về vấn đề này, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm ở các quốc gia phát triển trong cách thức xây dựng dữ liệu điện tử toàn quốc. Với dữ liệu này, cho phép cơ quan có thẩm quyền truy cập được các thông tin của cá nhân cũng như hồ sơ vi phạm trước đây của người đó. Từ đó, có thể áp dụng một cách chính xác các chế tài đối với người vi phạm.
Thứ năm, hết sức quan tâm đầu tư, đổi mới, trang bị kiến thức, kỹ năng,
công cụ, phương tiện cho các lực lượng chức năng trực tiếp đấu tranh chống hàng vi phạm SHTT để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
Việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đầu tư, ứng dụng nhanh, có hiệu quả công nghệ trên các lĩnh vực công tác của lực lượng là hết sức cấp bách đặt ra trước yêu cầu công tác quản lý tổ chức cán bộ, công tác chỉ đạo điều hành, kiểm tra, kiểm soát thị trường và các yêu cầu về xây dựng lực lượng trong thời kỳ mới; chúng ta đang có một hạ tầng công nghệ phục vụ công tác quá hạn chế, cần có đề án cho cơng tác này trong thời gian tới. Đồng thời có phương án đầu tư trước mắt, trung hạn, dài hạn về hạ tầng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện... đồng bộ nhằm đảm bảo nền tảng hạ tầng chung cho phát triển lực lượng trong giai đoạn mới.
Thứ sáu, các biện pháp tăng cường phối hợp giữa lực lượng Quản lý thị
trường với các cơ quan chức năng trong công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ:
Đánh giá lại kết quả thực hiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng thực thi, trong đó chú trọng công tác hướng dẫn, tập huấn cung cấp kịp thời các quy định về pháp luật SHTT. Tăng cường phối hợp tuyên truyền pháp luật, những tác hại của việc sản xuất buôn bán hàng xâm phạm quyền, nâng cao nhận thức của công chúng về sở hữu trí tuệ; chú trọng phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền về SHTT (bằng nhiều hình thức) cho các tổ chức, cá nhân và người tiêu dùng, trong đó chú trọng tuyên truyền về kết quả hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống xâm phạm quyền SHTT.
Tổ chức họp tổng kết, hội thảo đánh giá thường xuyên và định kỳ về