PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRÍ TUỆ CỦA CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỚ HÀ NỘI 3.1. Phương hướng hồn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống cơ quan Quản lý thị trường trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
3.1.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu
Trong khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sơi động, mạnh mẽ, thì quá trình đổi mới, hồn thiện thể chế, pháp luật trong nước chưa được thực hiện một cách đồng bộ, kịp thời. Để thực hiện có hiệu quả hơn nữa tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, một nhu cầu cấp thiết hiện nay là tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: “khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện luật pháp trực tiếp liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với Hiến pháp, tuân thủ đầy đủ, đúng đắn các quy luật của kinh tế thị trường và các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; nội luật hóa theo lộ trình phù hợp những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trước hết là luật pháp về thương mại, đầu tư, SHTT và chuyển giao công nghệ, lao động - cơng đồn… bảo đảm tranh thủ được thời cơ, thuận lợi, vượt qua các khó khăn, thách thức từ việc tham gia và thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”.
Hồn thiện pháp luật nói chung và pháp luật SHTT nói riêng khơng chỉ xuất phát từ nhu cầu đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, mà còn xuất phát từ nhu cầu phát triển tự thân của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Một hệ thống bảo hộ quyền SHTT tốt cần tạo điều kiện cho quyền đó được hiện thực hóa ở
lại hành vi xâm phạm. Trong đó, để bảo vệ quyền SHTT, khơng những cần có một hệ thống pháp luật SHTT đầy đủ, mà còn phải có một hệ thống tư pháp dân sự, tư pháp hình sự và hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có hiệu lực, hiệu quả, và cần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về bảo vệ quyền SHTT.
Nhà nước Việt Nam luôn có chính sách tăng cường bảo hộ cũng như bảo vệ quyền SHTT. Chính sách này được thực hiện thơng qua việc hồn thiện khung pháp lý cho công tác thực thi quyền SHTT, tăng cường năng lực của cơ quan thực thi quyền SHTT và trao quyền chủ động cho chủ thể quyền trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Điều 9 Luật SHTT khẳng định, tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm tơn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật. Đặc biệt là gần đây, Việt Nam đã tham gia một số hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới như Hiệp định đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Nước ta cũng đang trong quá trình đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực giữa ASEAN và 6 đối tác (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand - RCEP). Để thực hiện có hiệu quả hơn nữa tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, cấp thiết hồn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đặc biệt là pháp luật về bảo vệ quyền SHTT; nội luật hóa theo lộ trình phù hợp những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm tranh thủ được thời cơ, thuận lợi, vượt qua các khó khăn, thách thức từ việc tham gia và thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đồng thời đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền SHTT.
Hồn thiện pháp luật - cơng cụ chủ yếu để nhà nước xã hội - là yêu cầu khách quan của quá trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cùng với đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước, vấn đề tạo lập cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã được Đảng ta quan tâm chỉ đạo ngay từ Đại hội lần thứ VI. Chủ trương "thực hiện tốt bảo hộ sở hữu trí tuệ" tiếp tục được khẳng định tại Văn kiện
của Đại hội VIII, Văn kiện của Đại hội VIII, Văn kiện của Đại hội lần thứ IX và Kết luận của Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khoá IX). Đến Đại hội lần thứ IX và gần đây nhất là tại Hội nghị Trung ương lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa lần thứ XII vấn đề "Hồn thiện thể chế về sở hữu trí tuệ theo hướng khuyến khích sáng tạo, bảo đảm tính minh bạch và độ tin cậy cao; quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ và thực thi hiệu quả" lại được tiếp tục nhắc lại là một trong những nội dung để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền SHTT phải quán triệt quan điểm chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong Nghị quyết số 48NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, theo đó cần đảm bảo tính "đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch" đồng thời đảm bảo tính đầy đủ và hiệu quả theo yêu cầu hội nhập quốc tế và theo đúng định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật pháp luật sở hữu trí tuệ, bổ trợ tư pháp, tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Tính thống nhất đảm bảo khơng có hiện tượng trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau giữa của các quy phạm pháp luật trong cùng ngành luật và giữa các ngành luật với nhau. Tính đồng bộ thể hiện ở việc ban hành đầy đủ các văn bản quy định chi tiết các văn bản, quy định pháp luật trong những trường hợp cần có sự quy định chi tiết, để khi văn bản pháp luật có hiệu lực thì nó cũng đã có đủ các điều kiện để có thể thực hiện ngay trên thực tế.
Do đó, với vị trí là một bộ phận của hệ thống pháp luật quốc gia, pháp luật về bảo vệ quyền SHTT phải đảm bảo được tính thống nhất, đồng bộ, khơng có mâu thuẫn, chồng chéo về nội dung và hình thức. Pháp luật về bảo vệ quyền SHTT cũng cần phải đảm bảo tính minh bạch, khả thi và rõ ràng, cụ thể, đầy đủ, bao quát hết được vấn đề cần điều chỉnh khi xử lý hành vi xâm phạm để áp dụng hiệu quả trên thực tế.