Các chế tài xử phạt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật việt nam từ thực tiễn cục quản lý thị trường thành phố hà nội (Trang 47 - 51)

Khoản 3 Điều 200, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định về thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: “Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền

của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Ủy ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật”. Để cụ thể hoá các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005,

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp để hướng dẫn một cách cụ thể các hành vi vi phạm và hình thức xử phạt đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Theo đó, quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm, khung, mức tiền phạt khi phạt tiền đối với từng hành vi vi phạm. Tuy nhiên, một số hành vi vi phạm chưa được điều chỉnh kịp thời, chế tài xử lý còn nhẹ chưa đủ sức răn đe vì với mức lợi nhuận bất hợp pháp thu được rất lớn mà các đối tượng vẫn thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, theo quy định tại Điều 214 Luật SHTT và Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và

phạt vi phạm hành chính gồm các hình thức xử phạt chính và các hình thức xử phạt bổ sung, cụ thể như sau: hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung và có thể được áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Hình thức cảnh cáo

Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính khơng nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.

Điểm bất cập của việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hiện nay là hiệu quả khơng cao và mang tính hình thức. Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, hình thức cảnh cáo có thể áp dụng đối với các hành vi vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000. Thực tế, nếu mức độ vi phạm với giá trị hàng hóa thấp như vậy, việc yêu cầu các cơ quan nhà nước thực hiện việc bảo vệ quyền lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu trên thực tế là không khả thi. Với khối lượng công việc quá lớn mà các cơ quan nhà nước phải đảm trách hiện nay, thì những vụ việc được ưu tiên thực hiện là những vụ việc xâm phạm có số lượng hàng hố lớn, hoặc những vụ việc có tính chất nghiêm trọng. Đồng thời, việc quản lý hình thức phạt cảnh cáo với đối tượng vi phạm cần phải được thực hiện một cách có hệ thống hơn, tránh thực trạng như hiện nay, một cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi xâm phạm, bị xử phạt vi phạm hành chính tại địa bàn này lại chuyển sang địa bàn khác và tiếp tục hành vi vi phạm mang tính chất tinh vi hơn nhằm trốn tránh việc bị xử lý. Kẽ hở này vơ tình trở thành mảnh đất màu mỡ cho những người cố tình thực hiện hành vi vi phạm nhãn hiệu. Để khắc phục tình trạng này, các cơ quan chức năng cần xây dựng cơ sở dữ liệu bao gồm các hành vi xâm phạm nhãn hiệu của các cá nhân tổ chức trên toàn quốc để các cơ quan này có thể quản lý một cách thiết thực những trường hợp nào đã vi phạm hành chính nhưng vẫn tái phạm để từ đó có thể đề xuất xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp hình sự.

Phạt tiền hiện nay là hình thức xử phạt chính áp dụng với hầu hết mọi hành vi vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Một trong những điểm mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 là sự phân định mức phạt tiền giữa cá nhân và tổ chức vi phạm. Quy định này được cụ thể hóa tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, theo đó cùng 1 hành vi, mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần đối với cá nhân, cụ thể mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân xâm phạm là 250 triệu, tổ chức tối đa là 500 triệu. Mặc dù được lập luận rằng, quy định này đảm bảo mức phạt phù hợp với tính chất vi phạm, tuy nhiên quy định này được cho là không hợp lý và gây ra nhiều vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Chẳng hạn, sau khi Nghị định số 99/2013/NĐ-CP có hiệu lực, các cơ quan thực thi quyền SHTT không khỏi lúng túng khi xác định mức phạt tiền cho hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể thực hiện hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu. Vì theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 thì hộ gia đình là tổ chức khơng có tư cách pháp nhân, tuy nhiên chủ thể này lại đóng thuế thu nhập cá nhân theo. Do quy định phân định mức phạt tiền giữa cá nhân và tổ chức vi phạm, nếu khơng xác định chính xác chủ thể vi phạm là tổ chức hay cá nhân dẫn đến xử lý hành vi vi phạm không hợp lý, làm cho hiệu quả thực thi chưa cao.

Đơn cử, mức phạt quy định tại khoản 12 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP chưa đủ mạnh để có thể ngăn chặn người có hành vi xâm phạm thực hiện các hành xâm phạm khi mức xử phạt tối đa chỉ ở mức 250.000.000 triệu đồng trong trường hợp hàng hoá vi phạm trên 500.000.000 đồng. Điều này là hết sức bất hợp lý khi đưa ra mức giá trị hàng hoá để làm căn cứ tính mức phạt. Đặc biệt đối với quy định tại khoản 13 Điều 11 của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP, theo đó, đối với hành vi thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hoá mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu; hành vi in dán, đính, đúc, dập khn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu; hành vi nhập khẩu hàng hoá mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với

xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu thì mức phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt tương ứng quy định tại khoản 1 đến khoản 12, nhưng không vượt quá 250.000.000 đồng. Thoạt nhìn quy định tại khoản 13 Điều 11 có mức phạt cao hơn so với mức phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 12. Tuy nhiên, mức phạt này ở mức tối đa cũng bị khống chế ở mức 250.000.000 khi giá trị hàng hoá vi phạm trên 500.000.000 đồng. Như vậy quy định mức 1,2 lần theo khoản 13 Điều 11 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP chẳng thể phát huy được tác dụng như mong muốn của các nhà làm luật. Mức phạt này không tương xứng với hành vi vi phạm, do đó khiến cho tác dụng của mức phạt này không thực sự giúp cho việc bảo hộ nhãn hiệu trên thực tế có tác dụng.

Đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu giả mạo thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền ở mức thấp nhất là 500.000 đồng và tối đa là 25.000.000 đồng. Đối với hành vi này, đối tượng giả mạo là tem, nhãn do đó, cần phải có số lượng hàng hố vi phạm để căn cứ vào đó định ra mức xử phạt cụ thể. Điều 13 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định về vấn đề này khơng rõ ràng. Ví dụ, tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP thì hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền áp dụng trong trường hợp tem nhãn đến 500 đơn vị. Nghĩa là 500 đơn vị là số nhỏ nhất để từ đó xác định hành vi xâm phạm, cho nên, nếu hành vi xâm phạm chưa đến con số này thì chưa áp dụng chế tài. Trong khi đó, Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN lại không có quy định về số đơn vị tối thiểu về đối tượng này để có thể xử lý. Điều này dễ dàng tạo ra sự bất nhất trong việc áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền [28].

Biện pháp khắc phục hậu quả

Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng là buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo nhãn hiệu; nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất kinh doanh hàng hoá giả mạo nhãn hiệu với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong trường hợp nếu hàng hoá giả mạo nhãn hiệu được nhập khẩu thì buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo nhãn hiệu đó, phương tiện, nguyên

liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo nhãn hiệu sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá. Cùng với đó là buộc tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nói trên.

Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi sản xuất nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu giả mạo là buộc tiêu huỷ tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu giả mạo và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật việt nam từ thực tiễn cục quản lý thị trường thành phố hà nội (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)