Thực tiễn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thơng qua hoạt động của Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật việt nam từ thực tiễn cục quản lý thị trường thành phố hà nội (Trang 54 - 58)

Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội

Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội là đơn vị trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, được tổ chức, sắp xếp lại trên cơ sở Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội theo mục tiêu, lộ trình thực hiện tại Đề án thành lập Tổng cục

Quản lý thị trường đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hoạt động theo Quyết định số 3668/QĐ-BCT ngày 11/10/2018 của Bộ Công thương Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường

Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định của pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội; thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và là đơn vị dự toán ngân sách theo quy định của pháp luật; được mở tài khoản giao dịch, tài khoản tạm giữ tại Kho bạc nhà nước, được trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật.

Cục có trụ sở tại số 80, phố Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội, cụ thể

Lãnh đạo Cục - Cục trưởng - Các Phó Cục trưởng

30 Đội QLTT 04 Phịng chun mơn

03 Đội QLTT QLTT Cơ động 12 Đội QLTT Quận 14 Đội QLTT Huyện 01 Đội QLTT Thị xã Tổ chức - Hành Nghiệp vụ - Tổng Kiểm tra - Phối hợp liên Thanh tra - Pháp chế

- Trong thời gian qua, tình trạng vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn tiếp tục là vấn đề nóng, tác động tiêu cực tới đời sống người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhiều vụ việc mang yếu tố nước ngồi với các phương thức thủ đoạn tinh vi, có sự cấu kết chặt chẽ giữa các chủ đầu lậu tại khu vực biên giới và trong nội địa. Ngày 10/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương, theo đó Tổng cục Quản lý thị trường được tổ chức theo mơ hình ngành dọc, tập trung, thống nhất. Sự thay đổi mơ hình tổ chức của lực lượng Quản lý thị trường dẫn tới thay đổi về mơ hình quản lý, cơng tác chỉ đạo điều hành, tên gọi và địa vị pháp lý của cơ quan Quản lý thị trường các cấp. Những sự thay đổi tích cực nhằm thúc đẩy hoạt động thực thi công vụ bảo vệ quyền SHTT.

- Lực lượng quản lý thị trường là cơ quan vất vả nhất trong cuộc chiến chống hàng giả (trong đó có hàng giả về sở hữu trí tuệ) nhưng việc phân cấp quản lý theo chiều ngang giữa các cơ quan quản lý thị trường, thanh tra văn hóa, thanh tra khoa học và cơng nghệ không cụ thể đã dẫn đến hiện quả thực thi quyền SHTT không cao. Thanh tra khoa học và cơng nghệ là lực lượng có nghiệp vụ cao trong việc chống hàng giả về sở hữu trí tuệ thì khơng được phân cơng trực tiếp phụ trách thị trường mà chỉ xử lý các khiếu nại có liên quan đến sở hữu công nghiệp. Vậy nên, đòi hỏi pháp luật cần có sự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung quy định về chức năng, thẩm quyền giữa các cơ quan có thẩm quyền để phục vụ hoạt động bảo vệ quyền SHTT.

- Hiện nay, tuy đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về ngăn ngừa, hạn chế, truy cứu trách nhiệm sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm SHTT song hiệu lực thực thi của một số văn bản cịn thấp do chưa được

cụ thể hóa hoặc chưa theo kịp với những diễn biến phức tạp nảy sinh trong cuộc sống. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan lại chủ yếu tập trung vào chống, nhất là chống trong khâu tiêu thụ hàng giả, hàng vi phạm SHTT mà chưa chú trọng đúng mức đến phòng ngừa ngăn chặn sản xuất hàng giả, hàng vi phạm SHTT. Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 211 của Luật SHTT năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, sửa đổi bổ sung năm 2019, theo yêu cầu của chủ thể quyền SHTT, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện. Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và các biện pháp khắc phục hậu quả phải tuân theo quy định của Luật SHTT và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nói chung, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT nói riêng.

Xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hành chính là một trong nét đặc thù của hệ thống thực thi quyền SHTT tại Việt Nam vì tại nhiều nước trên thế giới, pháp luật không quy định áp dụng biện pháp hành chính nhằm xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT, ngoại trừ một biện pháp hành chính cũng hết sức đặc thù là biện pháp kiểm soát tại biên giới đối với hàng hóa xâm phạm quyền SHTT.

Cơ quan Quản lý thị trường là một trong các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hành chính theo quy định pháp luật. Tuy nhiên bên cạnh các ưu điểm của biện pháp, trong quá trình thực thi đã bộc lộ các hạn chế cần khắc phục. Cụ thể là mức xử phạt còn nhẹ, chưa đủ mạnh và chưa đủ tính răn đe; chưa có sự phối hợp của chủ thể quyền sở hữu với cơ quan chức năng.

- Các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương các cấp đã vào cuộc đối với công tác chống hàng giả, hàng vi phạm SHTT tuy nhiên chưa thực sự mang lại hiệu quả; nhiều cuộc chiến vẫn còn đơn thương độc mã lực lượng QLTT; chưa có cơ chế phối hợp rõ ràng, thường xuyên, cung cấp thơng tin kịp thời, chính xác nên hiệu quả còn nhiều hạn chế. Đòi hỏi cần có hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật việt nam từ thực tiễn cục quản lý thị trường thành phố hà nội (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)