- Thành tựu:
Từ năm 2001 đến nay, tỉnh Bình Định đã ba lần sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn cấp từ huyện tới xã, thị trấn thuộc địa bàn huyện; lần thứ nhất theo Nghị Quyết số 06/2001/NĐ-CP của Chính phủ; Lần thứ hai thực hiện theo các Nghị định 46/2008/NĐ-CP ngày 17/4/2008. Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015; Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13/6/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ; Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 04/01/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 442/QĐ-UBND
ngày 01/7/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020, thì “qua các lần sắp xếp lại tổ chức bộ máy được thực hiện đúng quy định, đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất cao trong sắp xếp bố trí cán bộ, công chức. Thực hiện các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn Trung ương, của tỉnh, huyện đã tiến hành sắp xếp và điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước bộ máy tổ chức các cơ quan chuyên môn của huyện; Xây dựng Đề án sáp nhập một sốc ơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện đáp ứng yêu cầu quản lý theo quy định của pháp luật” [52, tr.4].
Năm 2019, tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy chính quyền các cấp đảm bảo hoạt động ổn định, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Quyết định giao chỉ tiêu biên chế cho các cơ quan, đơn vị thuộc huyện, UBND các xã, thị trấn năm 2019. Thực hiện việc sáp nhập, thành lập Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp. Triển khai thực hiện quy định mới về hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP. Ban hành quy chế nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện đúng quy định, kịp thời công tác quản lý nhà nước về xây dựng chính quyền cơ sở, chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức. Xây dựng kế hoạch biên chế năm 2020. Thực hiện việc tinh giản biên chế theo lộ trình, năm 2019, huyện đã cắt giảm được 02 biên chế hành chính, 10 biên chế sự nghiệp, 01 hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ- CP. Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị; củng cố, kiện toàn Đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra đột xuất việc chấp hành giờ giấc làm việc của cán bộ, công chức, viên chức.
Rà soát việc quản lý, sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp của các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo việc quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả theo đúng quy định. Rà soát, hoàn thiện các quy định và nâng cao hiệu quả, hiệu lực việc thực hiện phân cấp và ủy quyền đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước; đồng thời thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý sau phân cấp. Triển khai có hiệu quả công tác tinh giản biên chế gắn với việc kiện toàn tổ chức bộ máy theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015
của Bộ Chính trị về tinh giảm lại biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về chính sách tinh giản biên chế của Chính phủ”[52, tr.7].
Huyện đã tiến hành rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế của cơ quan, địa phương. Thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ về việc quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính.Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sau khi cấp thẩm quyền Quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử chức danh Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND huyện và cấp xã. UBND huyện và UBND cấp xã ban hành Quy chế làm việc của UBND huyện, UBND xã, thị trấn nhiệm kỳ 2016 - 2021 theo quy định. Trên cơ sở các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch và các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh; UBND huyện đã ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trương Đảng (khóa XII) và tổ chức thực hiện theo kế hoạch đề ra, cụ thể:
- Đối với việc sáp nhập các cơ quan chuyên môn: UBND huyện đã xây dựng Đề án sáp nhập Phòng Dân tộc, Phòng Y tế vào Văn phòng HĐND và UBND huyện trình UBND tỉnh. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Trung ương tạm dừng việc sáp nhập các cơ quan chuyên môn chờ sửa đổi Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ.
UBND huyện thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động của các cơ quan chuyên môn cấp huyện, UBND cấp xã để có cơ sở đánh giá xếp loại cuối năm và kịp thời chấn chỉnh những biểu hiện sai phạm nếu có.Trong năm 2019, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nội vụ xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác tổ chức biên chế, công chức, viên chức tại các trường công lập thuộc huyện. UBND huyện đã ban hành văn bản số 190/UBND-NV ngày 26/02/2019 triển khai Quyết định số 26/2018/QĐ-UBND ngày 31/10/2018 của UBND tỉnh Bình Định; trên cơ
sở đó đã thực hiện phân cấp cho thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thực hiện một số quyền về đánh giá, phân loại, nâng lương…
Thực hiện phân cấp quản lý về nguồn nhân lực, về tài chính (khoán kinh phí chi tiêu cho các cơ quan, đơn vị). Mục tiêu cơ bản của việc phân cấp quản lý là phát huy dân chủ, nâng cao tính chủ động, năng động của các cấp quản lý gắn với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định. Bên cạnh đó, phân cấp quản lý cũng nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính, do đó việc phân cấp quản lý hoạt động hành chính là hết sức quan trọng và cần thiết. Thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ đối với sự nghiệp công lập, đã tiến hành rà soát, sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn, đa ngành, đa lĩnh vực; phân cấp và thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công về tổ chức thực hiện, nhân lực, tài chính… Từ đó có thể bố trí sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với năng lực chuyên môn và yêu cầu của vị trí công tác; sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công từng bước giảm dần, tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị chủ động sử dụng nguồn lực tài chính, lao động, cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Khó khăn, vướng mắc:
Điều này gây khó khăn cho cán bộ làm công tác chuyên môn, đặc biệt là đối với những cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước liên thông dẫn đến tình trạng một cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước phải qua nhiều cơ quan, mỗi cơ quan sẽ giải quyết theo cách hiểu của mình. Kết quả cuối cùng là hướng đến sự thuận tiện gây mất thời gian. Từ đó làm cho quá trình triển khai thực hiện khi giải quyết cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước bị lúng túng và gặp nhiêu khó khăn.