Về cải cách tài chính công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hành chính từ thực tiễn huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 46 - 48)

“Đặc biệt đã tiến hành nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế, tài chính đối với các cơ quan hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về “một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Nghị quyết số 19- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”[54, tr.17].

Tất cả các cơ quan, đơn vị trên địa bàn đều phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, thường xuyên rà soát, điều chỉnh phù hợp với chi tiêu theo quy định của Nhà nước; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí. Triển khai thực xã hội hóa đối với các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế có thể tham gia vào lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, dạy nghề, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường công cộng, cơ sở hạ tầng. “Ngay từ đầu năm, sau khi nhận Quyết định của UBND huyện về giao chỉ tiêu kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách từ cấp huyện tới cấp xã thuộc địa bàn huyện, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách đã phối hợp với BCH Công đoàn cùng cấp tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức thông qua quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị mình để góp ý (phần kinh phí tự chủ) và thống nhất các nội dung chi (đến từng tiểu mục chi theo quy định của Mục lục ngân sách hiện hành), trên cở sở đó, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị ban hành Quyết định Quy chế chi tiêu nội bộ để đăng ký với tài chính, gửi kho bạc huyện để theo dõi các khoản chi của cơ quan, đơn vị, đồng thời

gửi đến từng cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan để theo dõi và giám sát việc thực hiện” [54, tr.18].

- Hạn chế:

“Các đơn vị sử dụng ngân sách từ cấp huyện tới cấp xã chưa thực sự chủ động đề xuất các giải pháp thực hiện khi được giao tự chủ về kinh phí đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy định rõ những nội dung chi, mức khoán chi công tác phí, điện thoại, xăng xe, tiếp khách, hội nghị, quản lý định mức sử dụng tài sản, sử dụng dụng điện thoại, công vụ…. đảm bảo minh bạch, công khai, dân chủ, nhưng lại ngại va chạm khi thực hiện tự chủ tài chính”[53, tr.12].

Việc thực hiện tiết kiệm chi để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức và trích quỹ theo quy định còn tiến hành chưa triệt đồng bộ các giải pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hành chính từ thực tiễn huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)