6. Hiện đại hóa nền hành chính:
3.1.1. Giải pháp chung
Thứ nhất, Ban hành Luật về kiểm soát, công khai hóa thủ tục hành chính. Cần hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật, đặc biệt những vấn đề nóng liên quan đến CCHC về thủ tục hành chính và hiện đại hóa nền hành chính công vụ,... Ví dụ, cần ban hành Luật về kiểm soát, công khai hóa thủ tục hành chính. Vấn đề này đã được nhắc đến nhiều lần trong các Nghị quyết của Đảng và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Ban hành Luật về kiểm soát, công khai hóa thủ tục hành chính sẽ giúp việc công khai hóa TTHC cũng có nghĩa để cán bộ, công chức nắm rõ quy định, quy trình tiếp nhận và giải quyết TTHC, từ đó không thể tùy tiện, thêm bớt các yêu cầu của thủ tục đối với tổ chức, công dân. Ngoài ra, trong quá trình công khai hóa còn giúp các cơ quan có thẩm quyền có căn cứ thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc thực thi TTHC tại chính cơ sở. ban hành Luật về kiểm soát, công khai hóa thủ tục hành chính cụ thể như sau:
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong CCHC giúp phục vụ hành chính hỗ trợ tự động và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng của các khâu trong quá trình cung cấp dịch vụ cho chính các cơ quan hành chính công, đồng thời cho phép công dân, doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào dịch vụ như: Gửi tiếp nhận hồ sơ, tra cứu tình trạng xử lý của hồ sơ, nhận thông báo kết quả xử lý trực tuyến… Bên cạnh đó, còn giúp quá trình xử lý hồ sơ được mạch lạc, tuần
tự theo quy định, tránh sai sót, rút ngắn thời gian xử lý và tiết kiệm đáng kể chi phí hành chính.
Thứ hai, Chính phủ cần sửa quy chế dân chủ tại cơ sở, cơ quan hành chính, đặc biệt dân chủ hóa trong quá trình soạn thảo, ban hành và sửa đổi về CCHC.
Chính phủ cần sửa quy chế dân chủ tại cơ sở, cơ quan hành chính, đặc biệt dân chủ hóa trong quá trình soạn thảo, ban hành và sửa đổi về CCHC sẽ giúp việc lấy ý kiến nhân dân, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản đã được quy định trong pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ ba, Cần quy định rõ có sự phân định khá rõ về trách nhiệm, thẩm quyền quản lý đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của Thủ tướng Chính phủ, của các bộ và chính quyền địa phương theo Luật, trong đó cũng làm rõ thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công được nâng cao đáng kể phù hợp với các cơ chế đã có về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công. Và quy định rõ hơn có sự phân biệt rõ hơn đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính. Trên cơ sở đó đã xác định những yêu cầu, tiêu chuẩn về trình độ, năng lực phẩm chất, cơ chế quản lý và chế độ, chính sách đãi ngộ thích hợp, tiến hành rà soát, đánh giá lại hệ thống các tiêu chuẩn chức danh công chức hiện có để từ đó có những điều chỉnh cũng như ban hành mới một số chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức, viên chức.
Đặc biệt, thay đổi cơ bản trong chế độ tuyển dụng cán bộ, công chức theo hướng chuyển từ xét tuyển sang thi tuyển chung bắt buộc với công chức, còn viên chức sự nghiệp được áp dụng cả 2 hình thức là thi tuyển và xét tuyển theo chế độ hợp đồng, việc thi nâng ngạch đối với chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp và các ngạch tương đương có nhều cải tiến góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức.
Thứ ba, Ban hành Luật về cải cách tiền lương, đặc biệt là cán bộ, công chức làm việc các cơ quan hành chính nhà nước, trước hết đảm bảo mức sống trung bình khá trở lên trong xã hội để cán bộ, công chức chuyên tâm công tác, tạo động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ.Tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công; đến năm 2020, tiền lương của cán bộ, công chức được cải cách cơ bản, bảo đảm được cuộc sống của cán bộ, công chức và gia đình ở mức trung bình khá trong xã hội. Sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ phụ cấp ngoài lương theo ngạch, bậc, theo cấp bậc chuyên môn, nghiệp vụ và điều kiện làm việc khó khăn, nguy hiểm, độc hại. Đổi mới một cách cơ bản quy định của pháp luật về khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ và có chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc công vụ;
Triển khai tổ chức mô hình thi tuyển công chức bằng phần mềm trên máy tính, đặc biệt là thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trởlên, bảo đảm đồng bộ, khách quan, công bằng, chất lượng, tuyển dụng người thực tài trong công tác tuyển dụng công chức và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo.
Thứ tư, Chính phủ cần ban hành nghị định hướng dẫn xây dựng cơ chế hỗ trợ nguồn kinh phí để các địa phương đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ CCHC theo hướng đột phá.
Huy động các nguồn vốn hợp pháp từ các dự án nước ngoài để phân bổ và hỗ trợ các địa phương trong thực hiện nhiệm vụ CCHC, ưu tiên hỗ trợ các địa phương còn nhiều khó khăn.Đề nghị Bộ Nội vụ có hướng dẫn cụ thể về tiêu chí xây dựng, triển khai mô hình một cửa hiện đại tại các Sở, ngành và UBND cấp huyện.