Mối quan hệ giữa phápluật và đạođức trong việc điều chỉnh cáchành vi quảng cáo không lành mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 28 - 31)

Pháp luật và đạo đức là hai phạm trù có mối quan hệ tương hỗ trong điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mối quan hệ này luôn là một vấn đề nhạy cảm của xã hội.Vậy, mối quan hệ đó được thể hiện như thế nào? quy phạm pháp luật hay quy phạmđạo đức sẽ đạt được hiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội hơn?

Nếu coi pháp luật như là một công cụ điều chỉnh hành vi của con người bằngý chí của Nhà nước thì đạo đức cũng được coi là sự tự điều chỉnh đối với các hành vivà mối quan hệ xã hội của con người.... Cùng với pháp luật, các quy phạm đạo đức đang hàng ngày hàng giờ điều chỉnh các lĩnh vực sinh hoạt xã hội và rất có hiệu quả. Nhưng khác với pháp luật được đảm bảo thi hành bằng cưỡng chế nhà nước, các quy phạm đạo đức được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh dư

luận xã hội và lương tâm.Nếu xét về lịch sử hình thành và phát triển thì các quy phạm đạo đức còn có trước quy pháp luật rất lâu. Quy phạm đạo đức được hình thành dựa trên những quy tắc ứng xử trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi con người, nó được nhân dân công nhận và thực hiện một cách tự nguyện. Do đó, đạo đức có ý nghĩa bổ sung cho pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật và đạo đức bổ trợ cho nhau trong quản lý xã hội. Có thể nói: pháp luật là đạo đức tối thiểu và đạo đức là pháp luật tối đa. Đạo đức kinh doanh là một phạm trù đạo đức xã hội, nó tựa hồ như một thứ trách nhiệm xã hội mà bất kỳ loại hình kinh doanh nào cũng phải có. Trách nhiệm đối với xã hội trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu của đạo đức kinh doanh. Hoạt động kinh doanh phải được đánh giá theo giá trị đạo đức của toàn thể xã hội và nền văn hoá của nó. Điều cốt yếu của hiệu quả điều chỉnh hành vi là trách nhiệm xã hội của mỗi một chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ kinhdoanh. Nếu kinh doanh theo kiểu mạnh ai nấy sống, cá lớn nuốt cá bé, chỉ vì mưu cầu lợi ích cho bản thân mà quên đi hoặc cố tình quên đi trách nhiệm đối với xã hộithì sẽ gây ra những hậu quả khôn lường lâu dài, làm suy đồi đạo đức kinh doanh,đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội nói chung.

Ví dụ như hành vi quảng cáo thông qua các chương trình tài trợ, nhân đạo, từ thiện ngày càng được sử dụng nhiều thay cho những quảng cáo thông thường. Hành vi này mang tính đạo đức và văn hoá nên nó rất có hiệu quả trong việc quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mặc dù pháp luật có quy định về việc quảngcáo phải đầy đủ thông tin, trung thực trên nhãn hàng hoá... Nhưng ví dụ với một sảnphẩm như mỹ phẩm kem dưỡng da, để tạo nên chất này phải cần đến hàng trăm thứhoá chất mà không thể ghi hết trên nhãn sản phẩm. Có những chất không gây độchại cho người tiêu dùng ngay lập tức nhưng nó sẽ có hậu quả lâu dài hoặc sẽ lànguyên nhân cho một căn bệnh nào đó tác động xấu đến người tiêu dùng. Việc nàypháp luật không thể lường trước được hết, mà chỉ có các qui phạm đạo đức kinh doanh điểu chỉnh trong vấn đề này được thôi. Nhưng cơ chế điểu chỉnh của các quy tắc đạo đức không có tính cưỡng chế thi

hành như qui phạm pháp luật nên việc nó có đạt được hiệu quả điều chỉnh không phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của chính chủthể.

Doanh nghiệp nào kinh doanh cũng đều vì mục đích cuối cùng là vì lợi nhuận, tronghoàn cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt thì những thủ đoạn kinh doanh phát triển làmột tất yếu. Song, tương ứng với mỗi một trình độ phát triển của thị trường (được đánh giá dựa trên tốc độ tăng trưởng, nhận thức của người kinh doanh và người tiêu dùng) sẽ có nhũng hình thức, phương thức cạnh tranh tương úng. Hay nói cáchkhác, đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh không chỉ là đặc điểm “tự thân” mà nó còn bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài. Do vậy, muốn một nền kinh tế thị trường phát triển trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh thì bên cạnh việc nâng cao chất lượng qui phạm pháp luật nó còn phải kết hợp với việc tuyên truyền nâng cao trình độ dân trí, kết hợp giữa điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luậtvới các qui phạm đạo đức, tập quán, xã hội khác.

Có thể nói, “pháp luật, đạo đức không tồn tại một minh mà bao giờ cũng trong mối quan hệ biện chứng, vừa thống nhất vừa có những sự khác biệt và cùng nhau tạo nên một sự điều chỉnh mạnh mẽ nhất đối với hành vi và các mối quan hệ xã hội của con người theo cả chiều tích cực và tiêu cực”. Bằng dư luận xã hội, các qui phạm đạo đức góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh các hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp. Một qui phạm pháp luật muốn đạt được hiệu quả pháp luật thì qui phạm đó phải chứa đựng giá trị đạo đức của hành vi. Một quyết định pháp luật muốn đi vào đời sống và được chấp nhận thì nó phải “thấu tình đạt lý”vì nếu không khi đưa pháp luật vào thực tiễn đời sống sớm muộn gì nó cũng sẽ bị dư luận xã hội đào thải. Chính vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng pháp luật cũng như quá trình áp dụng pháp luật vào thực tiễn đời sống không thể không có mối liên hệ với các qui phạm đạo đức nhằm đạt được hiệu quả cao trong điều chỉnh pháp luậtnói chung và điều chỉnh pháp luật đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo nói riêng.

1.2.5. Mối quan hệ giữa pháp luật cạnh tranh và các lĩnh vực pháp luậtchuyên ngành khác trong xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 28 - 31)