Giảipháp nângcao hiệu quả thực thi phápluật xửlý hànhvi cạn tranhkhông lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 77 - 83)

1. Muốn tạo dựng được môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, công bằng, đảm bảo phát huy được mọi tiềm năng kinh tế của đất nước và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, cần chú trọng công tác lập pháp. Việt Nam cần có một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất và hoàn thiện; có cơ chế đảm bảo cho các doanh nghiệp trong nước phát huy nội lực, tăng sức cạnh tranh

trên thương trường. Thông qua việc ban hành mới và sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật hiện hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế theo sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan. Trong hệ thống các văn bản pháp luật quản lý kinh tế cần phải hoàn thiện đó, có Luật Cạnh tranh. Đặc biệt, để ngăn chặn mặt trái của cạnh tranh, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh cần phải được hoàn thiện như một nhu cầu mang tính tất yếu. Quá trình hoàn thiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh cần phải chú trọng đến việc điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo hướng sau: - Bổ sung những hành vi cạnh tranh không lành mạnh

trong một số lĩnh vực cụ thể, thoả mãn tiêu chí được quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Cạnh tranh, theo đó bổ sung các chế tài tương ứng.

- Khi đặt ra các chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, phải cân nhắc nguyên tắc tỷ lệ; chế tài phải đủ mạnh, đủ nghiêm khắc để răn đe và ngăn chặn vi phạm.

- Phân định rõ cơ chế áp dụng chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định trong Luật Cạnh tranh với cơ chế áp dụng chế tài do

các văn bản pháp luật khác quy định; hoàn thiện các chế tài dân sự và hình sự. 2. Để công tác đấu tranh phòng, chống cạnh tranh không lành mạnh phát huy hiệu quả trong thực tế, cần nâng cao năng lực thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói chung và hiệu lực thực thi nhiệm vụ của cơ quan quản lý cạnh tranh nói riêng.

- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng doanh nghiệp và quầnchúng nhân dân về pháp luật về cạnh tranh nói chung và pháp luật vềcạnh tranh trong lĩnh

vực quảng cáo nói riêngMặc dù đã trải qua 30 năm phát triển nền kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa và hơn 10 năm Luật Cạnh tranh năm 2004 đi vào cuộc sống,song nhận thức của quần chúng xã hội nói chung và cộng đồng doanh nghiệpViệt Nam nói riêng về vấn đề cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh vẫn còn rất hạn chế. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cạnh tranh chưa được chú trọng nhiều. Một số cơ sở đào tạo về pháp luật và kinh tế có đưa vào nội dung chương trình đào tạo pháp luật cạnh tranh, song mới chỉ dừng lại ở những vấn đề mang tính khái quát. Thực tế hiện nay, Việt Nam đang thiếu những chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật về cạnh tranh mang tính tổng thể, cơ bản.Cũng bởi vậy, khái niệm cạnh tranh trong kinh doanh vẫn chỉ là khái niệm truyền miệng nhưng rất ít người hiểu nó một cách tường tận, kể cả cộng đồngcác doanh nghiệp, cho dù nó được coi như là một phần rất quan trọng của chiến lược kinh doanh. Theo một khảo sát do Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương thực hiện mới đây cho thấy, về tổng thể, nhận biết mới dừng lại ở mức độ “biết Luật Cạnh tranh đã được ban hành”. Các đối tượng được hỏi cũng biết được sơ bộ các khái

niệm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh,hành vi hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên số doanh nghiệp hiểu chi tiết về Luật Cạnh tranh như biết về các hành vi bị ngăn cấm, mức phạt, thủ tục khiếu nại và giải quyết vụ việc cạnh tranh còn khá khiêm tốn. Khi nhận thức về Luậtcòn chưa cao, nhận thức về cơ quan quản lý cạnh tranh cũng còn thấp. Các cơ quan chứcnăng cần có nhiều biện pháp đa dạng để tuyên truyền pháp luật cạnh tranhrộng rãi đến các chủ thể trong xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp và các chủthể kinh doanh.

Đối tượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cạnh tranhkhông lành mạnh chủ yếu nên hướng tới là cộng đồng doanh nghiệp. Nội Dung tuyên truyền cần giúp các doanh nghiệp nhận diện rõ những hành vi bịcoi là cạnh tranh không lành mạnh và quyền khiếu nại, khởi kiện của doanhnghiệp bị xâm hại, các hình thức chế tài có thể được áp dụng đối với doanhnghiệp có hành vi vi phạm. Các nội dung khác như trình tự, thủ tục khiếu nại Khởi kiện đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, phạm vi chứng minh,kinh nghiệm xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng cần được tuyêntruyền, phổ biến.

Để Luật Cạnh tranh đi vào cuộc sống, phát huy được vai trò của nótrong mọi mặt hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh nước tađang hội nhập mạnh mẽ vào kinh tế quốc tế, trước hết phải tăng cường tuyêntruyền, phổ biến Luật Cạnh tranh. Bên cạnh đó, các nhà làm luật cũng cần liêntục rà soát nhằm sửa đổi những điểm bất cập, bổ sung và hoàn thiện pháp luật;các thủ tục khi doanh nghiệp muốn khiếu nại cũng cần phải đơn giản, tạo điềukiện cho doanh nghiệp tiếp cận với các cơ quan có thẩm quyền trong việc giảiquyết các vụ việc liên quan đến cạnh tranh.

Theo quy định của Luật Cạnh tranh hiện hành, có thể thấy vai trò của cơ quan quản lý cạnh tranh là trung tâm, quan trọng nhất, quyết định hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống cạnh tranh không lành mạnh. Cơ quan quản lý cạnh tranh không chỉ có nhiệm vụ điều tra mà còn xử lý và áp dụng các chế tài đối với các chủ thể có hành vi vi phạm. Do đó, chất lượng hoạt động của cơ quan này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bên cạnh chất lượng của các quy phạm pháp

luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh và phương thức tổ chức thực hiện thì yếu tố con người đóng vai trò quyết định. Nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống cạnh tranh không lành mạnhcần thiết phải nâng cao hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh, trong đó chú trọng chất lượng đội ngũ. 3. Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong cộng đồng dân cư để nâng cao khả năng tự bảo vệ của các đối tượng có liên quan; đảm bảo cho pháp luật về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh có hiệu lực thực tế. Hiểu biết pháp luật là nhu cầu của các đối tượng tham gia vào các quan hệ xã hội có sự điều chỉnh của pháp luật. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách của các cơ quan nhà nước, vì đó là cầu nối giữa pháp luật với đời sống xã hội. Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh cần thiết phải đến được với các chủ thể kinh doanh và người tiêu dùng. Bởi lẽ, nếu các chủ thể đó có những kiến thức pháp luật cơ bản thì họ sẽ có khả năng tự bảo vệ, hình thành thói quen, xây dựng đạo đức kinh doanh. Qua đó, các vụ vi phạm sẽ giảm bớt và sớm được xử lý, pháp luật sẽ phát huy được hiệu lực, tạo điều kiện xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và bình đẳng.

Tiểu kết chương

Từ các nghiên cứu lý luận và thực tiễn, cho phép đưa ra những quanđiểm và giải pháp để hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảngcáo. Trong chương này, luận án đã luận giải 4 quan điểm hoàn thiện pháp luậtvề cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo, bao gồm: Hoàn thiện pháp luật cạnhtranh trong lĩnh vực quảng cáo cần phải phù hợp với quan điểm hoàn thiện thểchế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bối cảnh hội nhập kinhtế quốc tế; hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo phảiđáp ứng các tiêu chí hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm cạnh tranh côngbằng, lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế;hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo cần quan tâm coitrọng công tác tổng kết thực tiễn thực hiện pháp luật và công tác rà soát, hệt hống hóa pháp luật; và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực quảngcáo cần đảm bảo nguyên tắc độc lập trong tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh…

Từ các quan điểm hoàn thiện ở trên đã đề xuất các nhóm giảipháp hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo, bao gồm:

Hoàn thiện nội dung pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo; đổi mới quy trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo; tăng cường tính công khai, minh bạch và sự tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân, của đối tượng điều chỉnh, đối tượng chịu sự tác động củavăn bản quy phạm pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo; nâng caonhận thức cho cộng đồng doanh nghiệp và quần chúng nhân dân về pháp luậtvề cạnh tranh nói chung và pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo nói riêng.

KẾT LUẬN

Quảng cáo là có vai trò to lớn đối với các doanh nghiệp và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Quảng cáo không chỉ đơn giản là giới thiệu , quảng bá sản phẩm cho người tiêu dùng biết mà là một công cụ hiệu quả để hỗ trợ bán hàng và giảm chi phí phân phối cho doanh nghiệp. Cũng như hỗ trợ cho chiến lược sản phẩm, giá cả và phân phối. Vai trò của quảng cáo đã góp phần tạo ra một môi trường cạnh tranh, nâng cao chất lượng, cải thiện thiết kế và dịch vụ.

Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh thì cùng theo đó sự cạnh tranh càng cao. Theo đó, cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo ngày càng diễn ra mạnh và ảnh hưởng rất lớn đền môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, cùng theo đó Nhà nước cũng phải quản lý các hoạt động quảng cáo kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp thông qua pháp lý. Đây cũng được coi là công cụ đắc lực nhất mà nhà nước nào cũng phải sử dụng. Các quy định pháp luật được xây dựng dựa trên những nguyên tắc hoạt động kinh doanh trong thực tiến để đảm bảo tự do kinh doanh và sự phát triển nền kinh tế bền vững của một đất nước. Liên quan đến hoạt động quảng cáo thì các nhà làm luật khi xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện pháp luật có sự liên kết chặt chẽ với nhau để không bị chồng chéo luật khi xử lý vi phạm Vì vậy các nhà làm luật phải có sự nghiên cứu nghiêm túc.

Luận văn đã nghiên cứu và phân tích một cách khát quát và có hệ thống dưới góc độ lý luận kinh tế cụ thể là cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay. Bản thân người nghiên cứu vấn đề này cũng đã đề xuất một số ý kiến để hoàn thiện hệ thống pháp luật. Do còn hạn chế về kinh nghiệm nghiên cứu và thực tế nghiên cứu đề tài nên không thế tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được các bạn đọc đóng góp thêm ý kiến để đề tài này được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 77 - 83)