Chiếu theo quy định nêu trên của pháp luật có thể thấy rất nhiều quảng cáo lưu hành hiện nay đang vi phạm.
Chấn chỉnh hoạt động quảng cáo đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành và ý thức tuân thủ pháp luật của mọi tổ chức, cá nhân. Hiện nay trong lĩnh vực này đang tồn tại một số vấn đề cần được giải quyết.
Thứ nhất, cần thấy rằng từ lâu quảng cáo đã không còn chỉ là dịch vụcủa nền kinh tế thương mại mà tự thân đã chuyển hóa thành một mặt hàng thương mại và ngang hàng với sản phẩm khác. Quảng cáo góp phần kích thích tăng trưởng thị trường, tạo môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp, truyền bá các giá trị văn hóa,... Vì vậy, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo cần gắn với thực tế và với lợi ích chung của xã hội. Các chính sách phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, không ảnh hưởng tới các lợi ích mà quảng cáo mang lại. Các cơ quan ban hành chính sách cần nắm rõ thực tế, triển khai tìm hiểu, khảo sát trên quy mô cả nước, giải quyết hài hòa giữa lợi ích người dân và đơn vị kinh doanh để quảng cáo hoạt động đúng quy định của pháp luật; tạo điều kiện cho quảng cáo phát triển lành mạnh, thông qua các sản phẩm thương hiệu Việt góp phần quảng bá văn hóa, nâng cao hiểu biết của thế giới về Việt Nam.
Thứ hai, sự khác biệt về đặc thù địa phương, đặc thù từng loại hình quảng cáo có thể gây khó khăn trong công tác quản lý và sự đồng nhất về chính sách, vì vậy các cơ quan chức năng có nhiệm vụ ban hành chính sách cần nghiên cứu để
đưa ra quy định cụ thể, phù hợp từng địa phương, từng loại hình quảng cáo để tránh hiện tượng máy móc, khuôn mẫu, phụ thuộc vào ý chí người quản lý.
Thứ ba, cần tham khảo kinh nghiệm xây dựng hệ thống pháp luật về quảng cáo ở các quốc gia tiên tiến, từ đó hoàn thiện các chế tài và có hình thức xử lý nghiêm minh những sai phạm, tiêu cực.
Thêm nữa, cần lưu ý, việc quản lý, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo cần có sự phối hợp giữa nhiều ngành và địa phương; cho nên có thể làm nảy sinh mâu thuẫn về quyền hạn và trách nhiệm mỗi bên, vì thế, nếu các ngành và địa phương không được phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể sẽ dễ xảy ra tình trạng “cha chung không ai khóc”.
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật xử lý hành viạ nhc tranh không lànhmạnh trong lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam hiện nay