Mối quan hệ giữa phápluật cạnhtranh vàcác lĩnhvực phápluật chuyên ngành khác trong xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 31 - 37)

lĩnh vực quảng cáo

Như đã nói ở trên, pháp luật xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo không nằm gọn trong một văn bản pháp lý hay luật chuyên ngành nào, mà nó là tổng hợp các qui định nằm rải rác trong các qui phạm pháp luật của nhiều vàn bản luật thuộc nhiều ngành, lĩnh vực pháp lý khác nhau.

Pháp luật xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo là hệ thống các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quảng cáo nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể tham gia vào quan hệ (các nhà sản xuất, người tiêu dùng) và trật tự kỷ cương đất nước, đảm bảo đời sống văn hoá xã hội lành mạnh.

Để đạt được mục tiêu đó, pháp luật xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh tronglĩnh vực quảng cáo phải đảm bảo được hai nhiệm vụ cơ bản sau:

Thứ nhất là phải có những qui phạm pháp luật qui định các nguyên tắc xử sự chung định hướng hành vi của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật này.

Thứ hai là gồm các qui phạm pháp luật về biện pháp xử lý hành vi vi phạm của các chủ thể để đảm bảo trật tự kỷcương pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, bản thân pháp luật cạnh tranh chỉ là những qui phạm mang tính nguyên tâc, hình thức xử sự chung cho các đối tượng thực hiện hành vi. Pháp luật cạnh tranh nói chung cũng như pháp luật quảng cáo nói riêng không tự thân giải quyết triệt dể, toàn diện được mọi vấn đề có liên quan đến quảng cáo như các vấn đề liên quan đến sở hữu công nghiệp, dân sự, hình sự, hành chính... Đặc biệt là chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực này nhất thiết phải có sự hỗ trợ của pháp luật hành chính, dân sự, hình sự...

Do vậy, khi xem xét cũng như nghiên cứu xây dựng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo, chúng ta không chỉ chú trọng đến việc hoàn thiện pháp luật cạnh tranh mà phải hoàn thiện cả các luật chuyên

ngành có liên quan. Vì chúng là tập hợp các quy phạm tạo nên một cơ chế chung thống nhất điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này.

Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo của nhiều nước trên thế giới cũng luôn là một hệ thống các qui phạm thống nhất, liên ngành để điều chinh các hành vi này. Ví dụ như pháp luật quảng cáo của Singapore,Mỹ, Philipin, Anh... đều có những qui tắc hỗ trợ cho việc thực thi các qui phạm pháp luật xử lý quảng cáo không lành mạnh.

Tính tương hỗ của pháp luật đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu chuyên ngành về lý luận chung nhà nước và pháp luật. Ở đây, luận văn chỉ xin nhấn mạnh thêm khía cạnh này trong việc nghiên cứu xem xét hoạt động quảng cáo không lành mạnh với mục đích tăng phần nhận thức đối với vai trò của hệ thống pháp luật liên ngành trong việc đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, vì sự công bằng,bình đẳng của các doanh nghiệp trong kinh doanh.

1.3.Kinh nghiệm một số nước trên thế giới trong việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là một chiêu trò kinh doanh không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà còn xuất hiện ở rất nhiều nước trên thế giới. Một số nước trên thế giới xử lý rất nghiêm đối với hành vi này. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới có thể là bài học bổ ích cho các nhà làm luật và giới doanh nhân Việt Nam.

Châu Âu chính là nơi khởi đầu của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh và cũng là nơi có nhiều cách tiếp cận khác biệt trong quá trình xây dựng pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh. Ví dụ như Pháp và Anh đều điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên cơ sở các nguyên tắc chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và cụ thể hoá thông qua các án lệ; toà án có vai trò rất lớn trong việc đánh giá hành vi cạnh tranh không lành mạnh và quyết định biện pháp xử lý, với chế tài chủ yếu là bồi thường thiệt hại.

Tại Mỹ, khi có vi phạm xảy ra, sẽ có một phiên điều trần với sự có mặt của bên vi phạm để làm rõ hành vi, và dựa trên kết quả phiên điều trần ra quyết

định buộc đình chỉ và chấm dứt đối với hành vi bị xem là không lành mạnh; các chế tài về dân sự, về hình sự (phạt tiền, phạt tù…) có thể sẽ được áp dụng. Ngoài ra, tại một số quốc gia ở châu Á như Hàn Quốc,… có sự tồn tại song song hai hệ thống quy định về cạnh tranh không lành mạnh: một hệ thống gắn liền với pháp luật về sở hữu trí tuệ, một hệ thống nằm trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh và điều này là tương tự với pháp luật Việt Nam. Nhìn chung, pháp luật Việt Nam cũng quy định chế tài xử lý đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh là dân sự, hình sự và hành chính như các nước. Tuy nhiên, số lượng vụ việc bị xử lý vi phạm thì chưa tương ứng với thực trạng hiện nay.

Luật Cạnh tranh Nhật gồm Luật Chống độc quyền (Luật Chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh công bằng) và hai luật bổ trợ là Luật Chống các khoản thu lợi bất chính và các trình bày gây nhầm lẫn và Luật Hợp đồng phụ. Sau khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về một doanh nghiệp có hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì ngoài các khoản phải bồi thường trực tiếp các thiệt hại thông qua thu nhập của doanh nghiệp bị cạnh tranh không lành mạnh thì doanh nghiệp gây ra còn phải bồi thường các khoản thiệt hại gián tiếp như các chi phí khắc phục hậu quả, chi phí khởi kiện, kể cả phí luật sư và các chi phí khác. Thời gian doanh nghiệp bị cạnh tranh theo kiện càng dài thì chi phí này càng được đội lên, khi đó doanh nghiệp có hành vi cạnh tranh không lành mạnh rất lo sợ trước những khoản chi phí này.

Trái lại, ở Việt Nam nhiều khoản chi phí lại không được công nhận như phí luật sư để theo đuổi vụ kiện, chi phí bỏ ra cho vụ kiện… do đó nhiều doanh nghiệp mặc dù bị cạnh tranh không lành mạnh nhưng vẫn không muốn theo kiện vì chi phí lớn, ông cha ta đã có câu “được vạ má sưng” là đúng với tình hình của chúng ta hiện nay. Điều này đã làm các doanh nghiệp không mặn mà với việc theo kiện khi bị cạnh tranh không lành mạnh.

Luật Thương mại lành mạnh Đài Loan ra đời với rất nhiều mục đích, không chỉ nhằm bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trên thị trường mà còn nhằm duy trì trật tự cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và thúc đẩy tính ổn

định và sự thịnh vượng của toàn bộ nền kinh tế. Luật Thương mại lành mạnh Đài Loan điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi thương mại không lành mạnh và hoạt động bán hàng đa cấp. Các hành vi thương mại không lành mạnh được quy định từ Điều 19 đến Điều 24 bao gồm các dạng hành vi: hành vi làm hàng giả, quảng cáo gây nhầm lẫn hoặc quảng cáo sai sự thật, hành vi gièm pha nói xấu doanh nghiệp khác, và các hành vi giả dối hoặc hành vi không lành mạnh gây ảnh hưởng tới trật tự thương mại trên thị trường một cách rõ ràng.

Song song với Luật Thương mại lành mạnh, Ủy ban thương mại lành mạnh Đài Loan còn ban hành các hướng dẫn nhằm hướng dẫn chi tiết về các hành vi thương mại không lành mạnh được quy định trong Luật. Trong hướng

dẫn chi tiết cho Điều 19 Luật Thương mại lành mạnh, Ủy Ban thương hmại làn mạnh Đài Loan đã đưa ra các tiêu chí để quyết định xem có hay không các hành

vi cạnh tranh không lành mạnh của một doanh nghiệp bị “cócoilàthể hạn chế cạnh tranh lành mạnh”. Theo đó, để quyết định xem một doanh nghiệpóthực

hiện hành vi hạn chế cạnh tranh lành mạnh hay không, hành vi đó phải được xem xét một cách chung hoặc tách biệt nhau, “cácxem phương pháp cạnh tranh”

được sử dụng bởi doanh nghiệp có lành mạnh không và“kếtxemquảcủa phương pháp cạnh tranh” có làm suy yếu“chức năng cạnh tranh tự do trên thị trường” hay không.

Còn ở Úc thì Bộ Luật Cạnh tranh và tiêu dùng 2010 mà tiền thân là Đạo luật Thương mại 1974 quy định về những hành vi phản cạnh tranh nhằm đảm bảo tính công bằng và hiệu quả cạnh tranh ở nước này.

Thứ nhất, cấm bất kỳhành vi tạo ra chỉ dẫn sai trái hoặc gây nhầm lẫn nào trong thương mại bằng bất kỳ hình thức nào. Trong đó, có chỉ dẫn sai trái hoặc gây nhầm lần về hàng hóa hoặc dịch vụ; Chỉ dẫn sai trái hoặc gây nhầm lẫn về bán hàng hóa liên quan đến bất động sản; Chỉ dẫn gây nhầm lẫn liên quan đến vấn đề việc làm; Khuyến mại dưới hình thức đưa ra các gói giảm giá, quà tặng, giải thưởng; Chỉ dẫn gây nhầm lẫn về bản chất của hàng hóa; Chỉ dẫn gây nhầm lẫn về bản chất của dịch vụ; Quảng cáo dụ dỗ… Với các hành vi trên mức xử

phạt đối với đối tượng vi phạm là công ty đến: 1.100.000 USD; Mức xử phạt đối với đối tượng vi phạm không phải là công ty đến: 220.000 USD.

Luật pháp cần quy định rõ ràng, chi tiết, xử lý nghiêm để ngăn chặn hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Luật pháp cần quy định rõ ràng, chi tiết, xử lý nghiêm để ngăn chặn hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Thứ hai, sự tham gia vào mạng lưới hình tháp: cấm các hành vi tham gia vào mạng lưới hình tháp. Một mạng lưới hình tháp là một mạng lưới có 2 đặc tính sau đây: Thứ nhất, để gia nhập vào mạng lưới, một vài hoặc tất cả các thành viên mới phải cung cấp cho những thành viên khác trong mạng lưới một trong hai khoản phí sau (gọi là phí gia nhập): một khoản lợi nhuận tài chính hoặc phi tài chính cho thành viên khác hoặc các thành viên khác, một khoản lợi nhuận tài chính hoặc phi tài chính một phần cho thành viên khác hoặc các thành viên khác và một phần cho những người khác.Thứ hai, những người mới tham gia bị xui khiến đóng các khoản phí gia nhập bởi triển vọng rằng họ sẽ được các lợi ích nếu giới thiệu thêm được những người mới gia nhập thêm vào mạng lưới.

Thứ ba, hành vi định giá: cấm không được cung cấp hàng hóa nếu hàng hóa đó có nhiều hơn một mức giá quảng cáo, và mức giá hiện cung cấp không phải là mức giá quảng cáo thấp hơn hoặc thấp nhất. Hành vi ấn định đơn giá trong các trường hợp nhất định: cấm các hành vi tạo chỉ dẫn có liên quan đến một số lượng hàng nhất định rằng nếu số hàng này được trả tiền sẽ tạo thành một phần tiền bồi thường cho nguồn cung hàng hóadịch vụ trừ khi người bán hàng cũng cụ thể hóa đơn giá của hàng hóadịch vụ bằng một cách gây chú ý và bằng một con số duy nhất.

CònNhật Bản lại thành lập Ủy ban Thương mại lành mạnh Nhật Bản để thực thiLuật Chống độc quyền và Luật Hợp đồng phụ, triển khai thực hiện các vănbản luật này để bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh, cởi mở, công bằng. Ở Pháp cũng thành lập Cục quản lý cạnh tranh để thực hiện quản lý nhà nước về cạnhtranh, giải quyết các vụ việc cạnh tranh và tham vấn cho nhà nước về

xâydựng chính sách cạnh tranh… Có thể thấy, hầu hết, các quốc gia đều xâydựng cơ quan để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh và bảovệ người tiêu dùng. Còn các chức năng về phòng vệ thương mại hay trợ cấp,chống bán phá giá, đối phó với các vụ kiện thương mại được trao cho các cơquan chuyên trách khác.

Tiểu kết chương

Như vậy, mọi nền sản xuất suy cho cùng đều nhằm thoả mãn ngày càng cao các lợi ích vật chất và tinh thần của con người. Đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy hành động của con người. Nhưng lợi ích trực tiếp của sản xuất kinh doanh vẫn là những lợi ích vật chất. Mà quan hệ sản xuất kinh doanh không thể đứng đơn lẻ mà nó phải có những mối liên hệ với các yếu tố liên quan như xã hội, tự nhiên, môi trường... Theo quan điểm triết học Mác - Lê nin, cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh là hai mặt đối lập của cạnh tranh. Do vậy, dù nó mâu thuẫn với nhau nhưng chúng sẽ vẫn luôn tổn tại và phát triển trong một mối quan hệ rất biện chứng. Nhiệm vụ của các nhà làm luật là phải ban hành các văn bản pháp luật để giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa hai mặt đối lập này để tiến tới làm hài hoà các quan hệ xã hội, quan hệ giữa nhà nước và công dân.Những cơ sở lý luận đã được phàn tích ở chương này chỉ mang tính lý thuyết, vì việc áp dụng các nguyên tắc điều chỉnh ở mỗi nước có chế độ chính trị, trình độ phát triển khác nhau thì cũng khác nhau. Lý luận chỉ được kiểm nghiệm khi đã đưa vào thực tiễn. Chúng ta cùng nghiên cứu về thực trạng hoạt động quảng cáo tại Việt Nam, xem những gì chúng ta đã và chưa làm được, tính hợp lý, bất hợp lý của các qui phạm pháp luật khi áp dụng vào thực tiễn đã tạo nên những sự khập khiễng nào, để từ đó rút ra được những biện pháp hoàn thiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh nói chung và trong tĩnh vực quảng cáo nói riêng.

Chương 2

THỰC TRẠNG XỬ LÝ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONGLĨNH VỰC QUẢNG CÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)