Bên cạnh quy định các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh pháp luật vềhành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh cũng quy định về cơ chế xử lý đối với cáchành vi này, bao gồm các nội dung cụ thể: Về thẩm quyền xử lý đối với hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh và cơchế phối hợp giữa các cơ quan trong xử lý hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh:
Để pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh đi vào cuộc sống, phát huyhiệu quả của nó, cần có một cơ chế và bộ máy thực hiện quản lý nhà nước nóichung và xử lý đối với các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh nói riêng. Cáccơ quan trong bộ máy này cần phải có sự phối hợp với nhau trong quá trìnhthực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.
Trong lĩnh vực hoạt động quảng cáo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchcó là cơ quan có chức năng thực hiện quản lý nhà nước. Các Bộ, cơ quanngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phốihợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về hoạtđộng quảng cáo.
Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về hoạtđộng quảng cáo trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền.
Trong quản lý nhà nước về cạnh tranh, cơ quan quản lý cạnh tranh cónhiệm vụ xử lý, xử phạt các hành cạnh tranh không lành mạnh. Vì vậy, trong quy định về thẩmquyền xử lý đối với hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong xử lý hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh cần phải có những nội dung sau: Quy định về thẩm quyền của Cơ quan quản lý cạnhtranh trong việc xử lý các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Quy định vềcơ chế phối hợp giữa Cơ quan quản lý cạnh tranh, Bộ Văn hóa, Thể thao, Dulịch và Bộ, các cơ quan ngang bộ khác trong việc xử lý, xử phạt các hành viquảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Quy định về cơ chế phối hợp giữa Cơ quanquản lý cạnh tranh, Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Bộ, các cơ quan ngangbộ khác có liên quan với cơ quan điều tra trong các vụ án hình sự liên quan đến hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Quy định về sự tham gia của Cơquan quản lý cạnh tranh và Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch trong quá trình tốtụng yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh tạiTòa án nhân dân. Các quy định về xử lý các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh cần được xây dựng rõ ràng, tránh chồng chéo, đồng bộ, thống nhất thì mới tăng cường được tính hiệu quả của việc áp dụng pháp luật trong thực tế.
2.3 Thực trạng xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam