Fucoidan là một anion polysaccharide sulfate hóa nằm trong thành tế bào của rong nâu, hợp chất này đƣợc phân lập và mô tả lần đầu tiên bởi Kylin vào năm 1913 [16], khi đó nó đƣợc đặt tên là “fucoidin” theo tên gọi của gốc đƣờng fucose là thành phần chính cấu tạo nên polysaccharide này. Nhƣng theo danh pháp carbohydrate nghiêm ngặt, thuật ngữ này là không chính xác, vì các polysaccharide đƣợc tạo nên bởi fucose và sulfate đƣợc đặt tên là sulfate fucan. Các polysaccharide nhƣ vậy trên thực tế chỉ có mặt trong ngành Da gai, cụ thể là cầu gai và hải sâm. Ngƣợc lại, thành phần và cấu trúc của các polysaccharide rong nâu phức tạp hơn nhiều. Ngoài hai thành phần chính là fucose và sulfate, trong phân tử của fucoidan còn có thể chứa thêm các đƣờng đơn khác nhƣ: galactose, xylose, manose, glucuronic axít , đồng thời có thể bị acetyl hóa một phần. Cấu trúc hóa học chi tiết của các polyme sinh học phức tạp này trong nhiều trƣờng hợp còn chƣa đƣợc biết đến. Chính vì vậy, tên gọi phổ thông “fucoidan” là thích hợp nhất nhằm dùng cho tất cả các polysaccharide sulfate hóa của rong nâu, nó không liên quan đến thành phần của chúng, nhƣng hiển nhiên không đƣợc sử dụng cho fucan sulfate hóa có nguồn gốc động vật. Nhờ sự đa dạng về thành phần và
cấu trúc mà fucoidan sở hữu nhiều hoạt tính sinh học thú vị nhƣ: kháng đông tụ máu, kháng huyết khối, kháng virut, chống kết dính tế bào, chống tạo mạch (antiangiogenic), kháng viêm, kháng u, kháng bổ thể (anticomplementary), điều biến hệ miễn dịch, v.v... Nhờ vậy, fucoidan đã trở thành đối tƣợng thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới với tiềm năng ứng dụng rất lớn trong các lĩnh vực nhƣ thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ dƣỡng và dƣợc liệu. Cùng với đó số các công trình nghiên cứu về fucoidan đã tăng vọt trong khoảng hơn 20 năm trở lại đây.