Cơ cấu vốn huy động và lãi suất huy động bình quân

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hang ngoại thương VN (Trang 49 - 53)

Bảng 9: Tình hình huy động vốn VNĐ và ngoại tệ từ năm 2002 2006 Ngân

hàng ngoại thơng Việt Nam

Đơn vị: tỷ VNĐ, triệu USD

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Vốn huy động ngắn hạn VNĐUSD 11.189 16.799 20.080 25.7441.122 1.397 1.923 2.434 23.5202.065 Vốn huy động trung dài hạn VNĐUSD 11.165 17.675 17.547 21.3292.039 1.939 2.554 2.371 45.8433.032

Nguồn: Báo cáo thống kê phòng vốn Ngân hàng ngoại thơng Việt Nam

+ VND : Số liệu trên bảng thể hiện nguồn vốn huy động ngắn hạn VND tăng đều qua các năm từ năm 2002 đến năm 2006 : năm 2002 đạt 11.189 tỷ đồng, năm 2003 đạt 16.799 tỷ đồng tăng 5.610 tỷ đồng so với năm 2002 (+50%); năm 2004 đạt 20.080 tỷ đồng tăng 3.281 tỷ đồng so với năm 2003 (+19,5%); năm 2005 đạt 25.744 tỷ đồng tăng 5.664 tỷ đồng so với năm 2004 (+28.2%); và năm 2006 còn 23.520 tỷ đồng giảm 2.224 tỷ đồng so với năm 2005 (- 9%), huy động ngắn hạn VND năm 2006 tăng 2,1 lần so với năm 2002.

11.165 tỷ đồng ; năm 2003 đạt 17.675 tỷ đồng tăng 6.510 tỷ đồng (+58,3%) ; năm 2004 không tăng so với năm 2003 và đạt 17.547 tỷ đồng ; năm 2005 đạt 21.329 tỷ đồng tăng so với năm 2004 là 3.782 tỷ đồng (+21,6%) ; năm 2006 đạt vợt trội 45.843 tỷ đồng tăng gấp 2,1 lần so với năm 2005 trong đó vốn huy động trung và dài hạn từ thị trờng liên ngân hàng (bao gồm tiền gửi của Ngân hàng nhà nớc, Kho bạc nhà nớc, tiền gửi của các tổ chức tín dụng trong nớc, tiền vay Ngân hàng nhà nớc, vay của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nớc) chiếm 9.354 tỷ đồng (20,4%), tiền gửi của khách hàng có kỳ hạn dới 12 tháng đạt 25.965 tỷ đồng (56,6%), tiền gửi của khách hàng có kỳ hạn trên 12 tháng đạt 7.868 tỷ đồng (17%) và vốn huy động khác (bao gồm: tiền gửi ký quỹ đảm bảo thanh toán; Vietcombank phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi) đạt 2.656 tỷ đồng (6%). Vốn huy động trung và dài hạn từ thị trờng liên ngân hàng cũng tăng đáng kể năm 2005 đạt 1.158 tỷ đồng ; năm 2006 đạt 9.354 tỷ đồng, gấp 8 lần năm 2005. Nguyên nhân : quan hệ tiền gửi và tiền vay của Vietcombank với Ngân hàng Nhà nớc, Kho bạc nhà nớc, các tổ chức tín dụng trong nớc và ngoài nớc ngày càng khăng khít, nguồn vốn này có u điểm thờng là vốn trung hạn, lãi suất thấp, chi phí đầu vào không cao.

Vốn huy động trung và dài hạn từ khách hàng cũng tăng nhiều: năm 2005 đạt 18.127 tỷ đồng (có kỳ hạn dới 12 tháng đạt 12.518 tỷ đồng, trên 12 tháng đạt 5.609 tỷ đồng); năm 2006 đạt 33.833 tỷ đồng (có kỳ hạn dới 12 tháng : 25.965 tỷ đồng ; trên 12 tháng : 7.868 tỷ đồng) tăng 2,7 lần so với năm 2005. Nhìn ngợc lại năm 2002 ta thấy vốn huy động trung và dài hạn từ khách hàng đạt 8.329 tỷ đồng (có kỳ hạn dới 12 tháng : 6.037 tỷ đồng ; trên 12 tháng : 2.292 tỷ đồng). Nh vậy qua 4 năm hoạt động, từ năm 2002 đến năm 2006 vốn huy động trung dài hạn VND từ khách hàng tăng gấp 4 lần.

Thực trạng vốn huy động trung và dài hạn bằng VND của Ngân hàng Ngoại thơng có tăng qua các năm, tuy nhiên mức độ tăng không đáp ứng đủ mức tăng của sử dụng vốn trung và dài hạn, dễ dẫn đến mất cân đối kỳ hạn, rủi ro về lãi suất và thiếu vốn trung và dài hạn.

+ USD : Số liệu bảng cho thấy vốn huy động ngắn hạn USD tăng qua các năm, cụ thể : năm 2002 đạt 1.122 triệu USD ; năm 2003 đạt 1.397 triệu USD tăng 24,5% so với năm 2002 ; năm 2004 đạt 1.923 triệu USD tăng 37,7% so với năm 2003 ; năm 2005 đạt 2.434 triệu USD tăng 26,5% so với năm 2004 ; năm 2006 đạt 2.065 triệu USD giảm so với năm 2005 là 17,9%. Vốn huy động ngắn hạn USD chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng, cụ thể năm 2005 tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng đạt 2.352 triệu USD chiếm 96,6% ; năm 2006 tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng đạt 1.673 triệu USD chiếm 81%. Một phần tỷ trọng nhỏ là tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức tín dụng trong nớc và nớc ngoài bao gồm : tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi chuyên dùng.

Vốn huy động trung dài hạn cũng tăng qua các năm, cụ thể năm 2002 đạt 2.039 triệu USD ; năm 2003 đạt 1.939 triệu USD ; năm 2004 đạt 2.554 triệu USD ; năm 2005 đạt 2.371 triệu USD và năm 2006 đạt 3.032 triệu USD, trung bình trong vòng 5 năm mỗi năm đạt 2.387 triệu USD, đây cũng là một u thế của Ngân hàng Ngoại thơng trong vốn huy động ngoại tệ, và một ngân hàng thơng mại có thị phần huy động vốn ngoại tệ lớn nhất trong các ngân hàng thơng mại nhng vốn huy động trung dài hạn vẫn cha đáp ứng đợc nhu cầu vốn sử dụng nguyên nhân: số lợng các tổ chức kinh tế trong nớc có nhu cầu vay ngoại tệ trung dài hạn ngày càng nhiều để đáp ứng cho các công trình, dự án trọng điểm phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc, tiền gửi tại ngân hàng nớc ngoài chủ yếu để phục vụ cho thanh toán xuất nhập khẩu nh : thanh toán chuyển tiền đi, chuyển tiền đến, thanh toán LC nhập hàng đòi hỏi ngày càng tăng trong khi nguồn thu ngoại tệ kiều hối không tăng.

Biểu đồ: Tỷ trọng cơ cấu vốn huy động Ngân hàng Ngoại thơng 3% 4% 50% 43% Năm 2005 40% 51% Năm 2006 3% 6%

* Lãi suất huy động bình quân : nhìn vào bảng lãi suất huy động bình quân của tất cả các chi nhánh Ngân hàng Ngoại thơng đến thời điểm 31/12/2006 (trang) ta thấy lãi suất huy động bình quân là lãi suất bình quân của toàn bộ các sản phẩm đầu vào nh : tiền gửi các tổ chức kinh tế các loại không kỳ hạn, 3 tháng, 6 tháng (thông thờng các tổ chức kinh tế gửi kỳ hạn dài nhất là 6 tháng, loại kỳ hạn thờng gửi là 1 tháng hoặc 3 tháng ; số đông các tổ chức kinh tế gửi không kỳ hạn) và tiền gửi tiết kiệm của dân c các loại kỳ hạn : không kỳ hạn, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng.

Lãi suất bình quân =

Lãi suất huy động bình quân cũng nh lãi suất huy động từng loại kỳ hạn khác nhau không đợc vợt quá mức lãi suất trần khống chế của Hiệp hội ngân hàng đa ra, lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm thông thờng cao hơn lãi suất huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế vì huy động tiết kiệm là hoạt động bán lẻ, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là hoạt động bán buôn số lợng lớn, mức chênh lệch này tuỳ thuộc vào cung cầu vốn của Ngân hàng.

Lãi suất cùng loại kỳ hạn của mỗi chi nhánh Ngân hàng Ngoại thơng có sự chênh lệch do khả năng huy động vốn của từng chi nhánh không giống nhau và do giám đốc chi nhánh cấp I thuộc địa bàn đó quyết định, từ đó dẫn đến lãi suất huy động bình quân của các chi nhánh có sự khác nhau nhng vẫn nằm trong hạn mức đã đợc Ban lãnh đạo Ngân hàng Ngoại thơng duyệt. Ví dụ : lãi suất huy động vốn VND bình quân thời điểm 31/12/2006 cao nhất là Hội sở chính 9,05%/năm do khách hàng Hội sở chính chủ yếu là những công ty lớn, các tổ chức tín dụng đợc u đãi lãi suất khi gửi tiền vào Ngân hàng Ngoại thơng, tiếp theo đến chi nhánh Xuân An ( Nam Trung bộ ) 8,63%/năm, Móng Cái 8,42%/năm, thấp nhất là chi nhánh Cà Mau 5,39%/năm, Vũng Tầu 5,69%/năm.

Đối với USD cũng vậy : lãi suất huy động vốn bình quân thời điểm 31/12/2006 cao nhất là chi nhánh Thái Bình 5,57%/năm, Xuân An 5,52%/năm (những chi nhánh này huy động đợc rất ít); thấp nhất là chi nhánh Bình Dơng 2,94%/năm, Hội sở chính 2,68%/năm (địa bàn Hội sở chính huy động đợc nhiều ngoại tệ chủ yếu là tiền gửi ngoại tệ thu hàng xuất).

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hang ngoại thương VN (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w