Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện phản ứng lên quá trình phân hủy của chlorpyrifos

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng hệ xúc tác quang fentontrên cơ sở nano MOFs trong xử lý chất bảo vệ thực vật chlorpyrifos trong môi trường nước (Trang 73 - 74)

phân hủy của chlorpyrifos

Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện phản ứng lên quá trình phân hủy của chlorpyrifos được thực hiện tại các điều kiện tương tự như đã sử dụng trong Mục 2.4, tuy nhiên hàm lượng chất xúc tác ban đầu được lựa chọn cố định là 50 mg/L. Các điều kiện phản ứng được lựa chọn khảo sát bao gồm: phản ứng khơng xúc tác (chỉ có H2O2 + chiếu sáng), phản ứng Fenton thường (không chiếu sáng), và phản ứng quang Fenton. Kết quả nghiên cứu được trình bày một cách cụ thể trong Hình 3.17 và Hình 3.18.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi không sử dụng chất xúc tác Fenton, thì phản ứng phân hủy chlorpyrifos trong môi trường H2O2 xảy ra rất chậm, kể cả dưới tác động của bức xạ Mặt Trời. Ngược lại, phản ứng Fenton phân hủy chlorpyrifos trong môi trường H2O2 có thể xảy ra ngay cả trong điều kiện không chiếu sáng, với hiệu quả được cải thiện một cách đáng kể nếu xảy ra dưới bức xạ Mặt Trời. Những kết quả này đã chứng minh được tính ưu việt của phản ứng Fenton nói chung, và chất xúc tác Fe-BTC/GO nói riêng, trong vấn đề xử lý chlorpyrifos và nhiều thành phần hữu cơ hòa tan trong nước khác. Chất xúc tác Fe-BTC/GO cũng được chứng minh là một chất xúc tác có hoạt tính quang hóa, thể hiện qua việc hiệu quả xúc tác được cải thiện đáng kể trong điều kiện được chiếu sáng.

Hình 3.17. Ảnh hưởng của điều kiện phản ứng lên quá trình phân hủy

của chlorpyrifos theo nồng độ chlorpyrifos

Hình 3.18. Ảnh hưởng của điều kiện phản ứng lên quá trình phân hủy

của chlorpyrifos của chlorpyrifos theo COD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng hệ xúc tác quang fentontrên cơ sở nano MOFs trong xử lý chất bảo vệ thực vật chlorpyrifos trong môi trường nước (Trang 73 - 74)