Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chlorpyrifos ban đầu lên quá trình phân hủy của chlorpyrifos

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng hệ xúc tác quang fentontrên cơ sở nano MOFs trong xử lý chất bảo vệ thực vật chlorpyrifos trong môi trường nước (Trang 74 - 76)

quá trình phân hủy của chlorpyrifos

Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chlorpyrifos ban đầu lên quá trình phân hủy của chlorpyrifos được thực hiện tại các điều kiện phản ứng quang

0.000.20 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 0 5 10 15 20 25 30 C /C 0 Thời gian phản ứng (phút)

Không xúc tác Fenton thường

0.000.10 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70 0.80 0.90 1.00 0 5 10 15 20 25 30 35 40 C OD/C OD 0 Thời gian phản ứng (phút)

Fenton tương tự như đã sử dụng trong Mục 2.5, tuy nhiên nồng độ chlorpyrifos ban đầu được thay đổi trong khoảng 1 – 9 mg/L. Kết quả nghiên cứu được trình bày một cách cụ thể trong Hình 3.19 và Hình 3.20.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ chlorpyrifos ban đầu có ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ và hiệu quả xử lý chlorpyrifos, cũng như xử lý COD của hệ phản ứng quang Fenton. Cụ thể, khi nồng độ chlorpyrifos ban đầu thấp hơn 5 mg/L, thì tốc độ phản ứng diễn ra rất nhanh, toàn bộ thành phần chlorpyrifos cũng như phần lớn COD của dung dịch đều được xử lý trong thời gian ngắn, cụ thể là dưới 5 phút khi nồng độ chlorpyrifos ban đầu bằng 1 mg/L, và dưới 15 phút khi nồng độ chlorpyrifos ban đầu bằng 3 mg/L. Ngược lại, khi nồng độ chlorpyrifos ban đầu cao hơn 5 mg/L, thì vẫn cịn một lượng chlorpyrifos nhất định chưa bị phân hủy hết ngay cả sau 40 phút phản ứng.

Dư lượng chlorpyrifos còn lại trong các dung dịch với nồng độ chlorpyrifos ban đầu < 5 mg/L có thể giải thích là do tại những ngưỡng nồng độ chlorpyrifos quá thấp thì phản ứng phân hủy chlorpyrifos diễn ra rất chậm, ngưỡng hàm lượng này là cố định và ít phụ thuộc vào nồng độ chlorpyrifos ban đầu trong dung dịch. Bởi vậy, khi hàm lượng chlorpyrifos ban đầu càng thấp, thì tỷ lệ chlorpyrifos tồn dư trong dung dịch sau phản ứng tính tốn được sẽ càng cao, mặc dù trên thực tế thì phản ứng phân hủy diễn ra hiệu quả hơn.

Hiện tượng này có thể giải thích là do trước đó, các thông số điều kiện phản ứng khác đã được điều chỉnh đối với dung dịch có nồng độ chlorpyrifos ban đầu thấp bằng 5 mg/L, bao gồm cả hàm lượng chất xúc tác và nồng độ H2O2 ban đầu. Do vậy, các điều kiện phản ứng này không phải phù hợp nhất để xử lý các dung dịch với nồng độ chlorpyrifos ban đầu cao hơn 5 mg/L, nhưng lại vô cùng hiệu quả trong xử lý các dung dịch với nồng độ chlorpyrifos ban đầu thấp hơn 5 mg/L. Đặc biệt, dung dịch với nồng độ chlorpyrifos ban đầu bằng 1 mg/L cho phép chlorpyrifos hịa tan hồn tồn trong môi trường nước (độ tan của chlorpyrifos tại 25oC ≈ 2 mg/L), bởi vậy hiệu quả xử lý chlorpyrifos đối với dung dịch này là cao nhất.

Hình 3.19. Ảnh hưởng của nồng độ chlorpyrifos ban đầu trong dung dịch lên

quá trình phân hủy quang Fenton của chlorpyrifos theo nồng độ chlorpyrifos

Hình 3.20. Ảnh hưởng của nồng độ chlorpyrifos ban đầu trong dung dịch

lên quá trình phân hủy quang Fenton của chlorpyrifos theo COD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng hệ xúc tác quang fentontrên cơ sở nano MOFs trong xử lý chất bảo vệ thực vật chlorpyrifos trong môi trường nước (Trang 74 - 76)