400 và 800mg/kg
1.5.2. Các mô hình khảo sát tác dụng giảm đau
Động vật thí nghiệm có thể được gây đau bằng nhiệt, điện, cơ học hay hóa chất.
Các mô hình gây đau bằng nhiệt
Mô hình gây đau bằng tấm nóng trên chân chuột (Woolfe và McDonald, 1944)
Để chuột lên một tấm kim loại nóng có nhiệt độ 550C (540C - 560C). Nhiệt ở tấm nóng làm đau chân chuột, nhận biết qua các biểu hiện liếm chân hoặc nhảy lên. Ghi nhận tiềm thời ở các thời điểm trước và sau khi dùng thuốc, nếu thuốc có tác dụng giảm đau thì sẽ kéo dài tiềm thời hơn so với lô không dùng thuốc [41]...
Mô hình gây đau bằng nước nóng trên chân chuột
Nguyên tắc của mô hình này là quan sát hoạt động vận động của chuột cống trắng trong 30 giây, khi cho 2 chuột (một chuột đối chứng và một chuột dùng chất thử) lần lượt vào bình có nhiệt độ bình thường rồi bình nóng ở 500C (tác nhân gây đau) phía dưới có một lớp nước mỏng. Nước là để cho chuột ở tư thế đứng, không thể ngồi hoặc nằm một chỗ. Nếu ở bình nóng, chuột dùng chất thử giảm hoạt động nhiều hơn so với chuột đối chứng thì chất thử có tác dụng giảm đau [41]..
Mô hình gây đau bằng nước nóng trên đuôi chuột (Ben-Bassat và cộng sự, 1959)
Tác nhân gây đau trong mô hình này là nước nóng. Nhúng đuôi chuột được đánh dấu khoảng 5 cm trong nước nóng ở nhiệt độ chính xác khoảng 550C, chuột sẽ cảm nhận được đau mà biểu hiện là đuôi chuột quẫy mạnh hoặc giật đuôi ra khỏi nước. Thời gian từ khi nhúng đuôi chuột vào nước nóng đến khi đuôi chuột quẫy mạnh gọi là tiềm thời cảm nhận đau, thường dưới 5 giây. Thời gian này được ghi nhận bằng đồng hồ bấm giây, đơn vị 0,5 giây. Cho chuột dùng chất thử, sau đó lại đo tiềm thời. Nếu chuột không cảm nhận được đau sau 6 giây thì chất này có tác dụng giảm đau [41, 43].
Các mô hình gây đau bằng điện
Mô hình gây đau bằng điện dùng điện cực là sàn chuồng chuột (Charlier và cộng sự, 1961)
Kích thích gây đau trong mô hình này là dùng dòng điện tác động lên chân chuột nhắt trắng. Cho chuột đứng trên sàn của chuồng được làm bằng các que kim loại không rỉ, nối với một nguồn điện. Tăng dần điện áp kích thích cho đến khi chuột cảm nhận được đau mà biểu hiện là chuột chạy loạn xạ hoặc phát ra tiếng kêu. Điện áp thấp nhất làm cho chuột cảm nhận được đau là điện áp đau ngưỡng ở trạng thái bình thường. Cho chuột dùng một thuốc giảm đau thì khi kích thích ở mức điện áp này, chuột sẽ không thấy đau. Muốn cho chuột cảm nhận được đau, phải dùng một điện áp lớn hơn. Như vậy, nếu sau khi dùng chất thử mà điện áp đau ngưỡng đo được lớn hơn mức bình thường và có ý nghĩa thống kê thì chất đó có tác dụng giảm đau [41]..
Các mô hình gây đau bằng biện pháp cơ học
Mô hình gây đau bằng cách kẹp đuôi chuột (Bianchi và Franceschini, 1954)
Kẹp đuôi chuột nhắt trắng hoặc chuột cống trắng bằng một cái kẹp với một lực kẹp tối thiểu nhưng đủ để chuột có cảm nhận đau, mà biểu hiện là chuột
Mô hình gây đau bằng cách ép đuôi dùng ốc vít (Eagle và Carlson, 1950)
Mô hình này cũng là một cách kẹp đuôi, nhưng kẹp mạch máu được thay bằng kẹp gập, một má cố định, một má có ốc vít xuyên qua má và đầu vít đè lên 1 miếng kim loại nhỏ rồi ép lên đuôi chuột. Nếu vặn ốc vào, miếng kim loại sẽ ép lên đuôi chuột, chuột sẽ vùng vẫy và phát ra tiếng kêu khi cảm nhận được đau. Lúc này ghi nhận số vòng vặn ốc. Cho chuột dùng chất thử rồi vặn ốc. Nếu số vòng vặn sau khi dùng chất thử (N’) lớn hơn số vòng vặn trước khi dùng chất thử (N) thì chất này có tác dụng giảm đau. Chất thử chỉ chắc chắn có tác dụng giảm đau nếu N’ ≥ 2N [41].
Mô hình gây đau bằng cách ép đuôi dùng áp suất thủy tĩnh
Mô hình này dùng một áp suất thủy tĩnh ép lên đuôi chuột để xác định áp suất đau ngưỡng. Chuột cảm nhận được đau sẽ phản ứng bằng cách vùng vẫy hoặc phát ra tiếng kêu. Nếu dùng một chất thử mà thấy áp suất đau ngưỡng sau khi dùng lớn hơn trước khi dùng có ý nghĩa thống kê thì chất này có tác dụng giảm đau [41].
Mô hình gây đau bằng cách ép lên chân chuột (Takesue và cộng sự, 1969)
Mô hình này sử dụng máy đo đau (Algesimeter). Dùng máy này tăng dần áp suất đè lên chân chuột, thì đến một áp suất nào đó, chuột sẽ cảm nhận được đau với các biểu hiện vùng vẫy, giật chân và/hoặc phát ra tiếng kêu. Áp suất chỉ trên máy lúc này chính là áp suất đau ngưỡng. Dùng một thuốc giảm đau thì khi kích thích chuột ở mức áp suất này, chuột không nhận thấy đau. Muốn chuột cảm nhận được đau, phải tăng mức này lên. Do đó, nếu cho chuột dùng một chất thử mà làm tăng ngưỡng đau có ý nghĩa thống kê thì chất này có tác dụng giảm đau [41].
Các mô hình gây đau bằng hóa chất
Mô hình gây đau bằng acid acetic (Koster và cộng sự, 1959)
Sau khi chuột dùng thuốc hoặc chất thử được 1 giờ (hấp thu nhanh thì 45 phút, tiêm thì sau 20 – 30 phút), tiến hàng gây đau bằng cách tiêm phúc mô
với các biểu hiện là toàn thân vươn dài, ưỡn cong người, một hoặc cả hai chân sau duỗi ra, hóp bụng. Các biểu hiện của đau quặn như trên tạo thành từng cơn. Đếm các cơn quặn đau trong các khoảng thời gian mười phút [41].
Tính tỷ lệ % ức chế các cơn quặn đau của mỗi lô so với lô đối chứng theo công thức:
Tỷ lệ ức chế cơn quặn đau = 𝑀𝑐 − 𝑀𝑡
𝑀𝑐 × 100
Trong đó:
Mc là số cơn quặn đau trung bình ở lô chứng Mt là số cơn quặn đau trung bình ở lô thử
Khoảng thời gian có tỷ lệ ức chế lớn nhất được xem là đỉnh tác động của thuốc và tỷ lệ ức chế dưới 70% được xem là có tác động yếu [43].
Mô hình gây đau bằng oxytocin ở chuột cống trắng cái (Murray và Miller, 1960)
Oxytocin là hormon của thùy sau tuyến yên, do có tác dụng gây co bóp tử cung nên thường được dùng để tăng cường chuyển dạ hoặc gây sẩy thai, nhưng nó đồng thời cũng gây co rút ở chuột cống trắng cái trong thời kỳ động dục. Biểu hiện của co rút là chuột co hóp bụng, vặn hông, thân và chân sau duỗi ra, một chân sau có thể nâng lên, co lại. Nếu dùng morphin trước khi dùng oxytocin thì các biểu hiện co rút không xảy ra. Do đó, nếu dùng một chất thử trước khi dùng oxytocin mà chuột không xuất hiện các biểu hiện co rút thì chất này có thể có tác dụng giảm đau [41].
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU