Khảo sát tác động giảm ngoại biên bằng phương pháp gây đau quặn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thành phần hóa học, hoạt tính sinh học và tác dụng chăm sóc sức khỏe của sản phẩm cao khai sản xuất từ dây khai coptosapelta flavescens korth (Trang 54 - 56)

400 và 800mg/kg

2.3.8.1 Khảo sát tác động giảm ngoại biên bằng phương pháp gây đau quặn

quặn bằng acid acetic

Trước khi khảo sát tác động giảm đau của Cao Khai, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát độc tính cấp nhằm tạo cơ sở để chọn liều cho thử nghiệm. Chuột nhịn đói ít nhất 12 giờ trước khi tiến hành thí nghiệm, chia ngẫu nhiên thành 2 lô, mỗi lô gồm 6 chuột. Lô đối chứng sinh lý uống nuốc cất, lô thử

lệ tử vong của chuột trong vòng 14 ngày [49, 50]. Kết quả cho thấy sau khi uống Cao Khai với liều 5000 mg/kg, chuột không có biểu hiện bất thường, tỷ lệ sống sau 14 ngày là 100%. Cao Khai không gây ra tính cấp cho chuột thí nghiệm ở liều 5000 mg/kg trọng lượng chuột chứng tỏ giá trị LD50sẽ cao hơn liều này. Liều cho tác động dược lý thường trong khoảng 1/20 tới 1/5 của LD50 [50]. Từ đó, đề tài sử dụng liều 400 mg/kg và 800 mg/kg để tiến hành thử nghiệm khảo sát tác dụng giảm đau của cao thuốc.

Đề tài lựa chọn diclofenac, một thuốc thuộc nhóm NSAID, với liều 5 mg/kg sử dụng làm thuốc đối chứng trong thử nghiệm giảm đau ngoại biên [51].

Chia chuột ngẫu nhiên thành 4 lô, mỗi lô gồm 8 con. Điều kiện cho uống là 0,1 ml/10g thể trọng chuột. Lô chứng bệnh (CB): Uống nước cất.

Lô chứng dương (CD): Uống diclofenac với liều 5mg/kg.

Lô thử nghiệm 1 (CK400): Uống Cao Khai với liều 400 mg/kg thể trọng chuột.

Lô thử nghiệm 1 (CK800): Uống Cao Khai với liều 800 mg/kg thể trọng chuột.

Sau khi dùng thuốc 60 phút, tất cả các chuột được gây đau bằng cách tiêm phúc mô dung dịch acid acetic 1% pha trong nước muối sinh lý. Mỗi chuột được đặt vào bocal thủy tinh riêng.

Đếm số lần và thời gian đau quặn ở chuột (biểu hiện: toàn thân vươn dài, ưỡn cong người, một hoặc cả hai chân sau duỗi ra, hóp bụng) mỗi 5 phút trong vòng 40 phút sau thời điểm tiêm dung dịch acid acetic. So sánh số lần đau quặn và thời gian đau quặn ở cùng thời điểm giữa các lô. Nếu số lần đau và thời gian đau ở lô thử giảm so với lô chứng bệnh thì chứng tỏ chất thử nghiệm có tác dụng giảm đau ngoại biên.

Hình 2.3. Biểu hiện chuột đau quặn ở thử nghiệm khảo sát tác động giảm đau ngoại biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thành phần hóa học, hoạt tính sinh học và tác dụng chăm sóc sức khỏe của sản phẩm cao khai sản xuất từ dây khai coptosapelta flavescens korth (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)