Tình hình nghiên cứu agar trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định cấu trúc của polysaccharide dạng agar chiết từ một số loài rong đỏ (Trang 41 - 43)

1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU AGAR TRONG NƯỚC VÀ TRÊN

1.4.2. Tình hình nghiên cứu agar trong nước

Ở Việt Nam, agar được sản xuất bắt đầu từ năm 1960. Sản xuất công nghiệp agar bắt đầu tại miền Bắc Việt Nam (Hải Phòng). Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất agar ở Việt Nam là rong Gracilaria asiatica (rong câu chỉ vàng),

Gracilaria tenuistipitata (rong câu mảnh) và Gelidiella acerosa (rong rễ tre). Gần đây, nhóm nghiên cứu của Phân Viện Vật liệu Nha Trang đã nghiên cứu sử dụng Gracilaria Heteroclada làm nguyên liệu sản xuất agar [7]. Nhưng nhìn chung sản lượng không cao và chất lượng agar chỉ đạt tiêu chuẩn thực phẩm, không dùng trong lĩnh vực đòi hỏi chất lượng cao và chưa đủ khả năng để cạnh tranh với agar nước ngoài.

Vào năm 1997, nhóm tác giả Masao Ohno, Huỳnh Quang Năng và Susumu Hirase [35] đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh học và chất lượng agar trong một số loài rong câu Gracilaria tenuistipitataGracilaria Heteroclada của Việt Nam, thu thập tại các vùng biển Hải Phòng, Sầm Sơn, Huế, Đồng Xuân, Ninh Hải. Các tác giả đã thực hiện quy trình như sau: cân 40g rong khô, xử lý bằng 2 Lít dung dịch NaOH 6% ở nhiệt độ 70oC và 80oC trong 3 giờ và rửa dưới vòi nước trong 30 phút. Sau đó rong được xử lý tiếp bằng 2 lít dung dịch H2SO4 0,1 lít – 0,18% trong 1 giờ và rửa lại dưới vòi nước trong 2 giờ. Mẫu rong sau khi xử lý đem chiết với 1,5 lít nước cất (pH = 7-8) ở nhiệt độ 100oC trong 1 giờ để thu được dung dịch agar, lọc và lấy dung dịch, loại nước khỏi dung dịch này bằng cách làm lạnh, xả đá, sấy khô thu được agar thành phẩm. Trong quy trình trên, các tác giả đã tiến hành thực hiện so sánh hàm lượng agar chiết được và chất lượng gel, trong đó có khảo sát sức đông gel agar để tìm điều kiện thích hợp khi tách chiết agar từ các loài

rong này. Yếu tố được thay đổi để khảo sát quy trình chiết đó là nhiệt độ xử lý kiềm NaOH. Kết quả thu được là điều kiện thích hợp để chiết agar từ rong câu mảnh Gracilaria Tenuistipitata ở Hải Phòng, Sầm Sơn, Huế là xử lý rong trong kiềm NaOH 6% đun nóng đến 80oC và acid H2SO4 dùng để xử lý thích hợp ở pH = 2,5. Trong khi đó, điều kiện thích hợp để chiết agar từ rong câu cước Gracilaria Heteroclada ở Đồng Xuân, Ninh Hải là xử lý rong trong kiềm NaOH 6% đun nóng đến 70oC, và acid H2SO4 dùng để xử lý thích hợp ở pH = 2,5.

Như vậy, nguồn nguyên liệu Agarophite (chi Gracilaria) ở nước ta nói chung có hàm lượng agar và chất lượng agar (sức đông) dao động tùy theo chiết tự nhiên (xử lý cồn) hay có xử lý kiềm. Điều này được giải thích là do đặc điểm của rong Gracilaria có hàm lượng agarose thấp, trong khi hàm lượng sulfate lại cao. Công nghệ sản xuất agar tại Việt Nam về cơ bản không khác với quy trình sản xuất agar của thế giới. Tuy nhiên do đặc tính nguyên nguyên liệu rong đầu vào có chất lượng thấp nên trong quy trình sản xuất agar từ rong câu Việt Nam buộc phải có công đoạn xử lý kiềm nhằm tăng sức đông của agar. Nhưng biện pháp đó cũng có bất lợi bởi vì khi dùng kiềm mặc dù hàm lượng LA có tăng lên nhiều nhưng hiệu suất thu hồi agar bị giảm, do các phân tử polysaccharide mạch dài có thể bị bẽ gãy và tan vào dung dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định cấu trúc của polysaccharide dạng agar chiết từ một số loài rong đỏ (Trang 41 - 43)