Số liệu từ quá trình chiết tách polysaccharide

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định cấu trúc của polysaccharide dạng agar chiết từ một số loài rong đỏ (Trang 49 - 51)

Gracilaria Salicornia Gracilaria Heteroclada

Khối lượng rong khô đem 10 gram 10 gram

chiết

Khối lượng polysaccharides 2,76 gram 2,85 gram

Hiệu suất chiết 27,6% 28,5% polysaccharides

Khối lượng polysaccharides 1,89 gram 2,19 gram

chiết xử lý kiềm

Hiệu suất chiết 18,9% 21,9%

polysaccharides

Sự so sánh cụ thể được biểu diễn trong giãn đồ cột Hiệu suất chiết Polysaccharide

% 30 28.5 27.6 25 21.9 20 18.9 15 10 5 0

Gra. Heteroclada Gra. Salicornia Chiết tự nhiên Chiết có xử lý kiềm

Hình 3.2. Biểu đồ so sánh hàm lượng agar chiết theo phương pháp tự nhiên và chiết xử lý kiềm của hai loài rong Gracilaria Heteroclada Gracilaria Salicornia

Từ số liệu bảng 3.1 và hình 3.2, hiệu suất chiết tự nhiên (xử lý cồn) của 2 loài rong Gracilaria HeterocladaGracilaria Salicornia tương ứng là 28,5% và 27,6% và hiệu suất chiết xử lý kiềm tương ứng là 21,9% và 18,9%. Trong đó chiết tự nhiên (xử lý cồn) có hiệu suất chiết cao hơn chiết có xử lý kiềm. Nguyên nhân của điều này là do việc nấu chiết trong môi trường kiềm ở nhiệt độ cao sẽ khiến agar bị cắt mạch mạnh và tan ra trong nước rửa nguyên liệu, làm giảm hiệu suất nấu chiết [13]. Theo một số tài liệu tham khảo thì hiệu suất chiết tự nhiên (xử lý cồn) của rong biển Việt Nam tương đương với rong biển vùng lân cận, nhưng lại thấp hơn so với rong biển ở vùng ôn đới. Gần

đây, nhóm nghiên cứu của Phân viện Vật liệu Nha Trang đã nghiên cứu sử dụng một số loài rong Gracilaria làm nguyên liệu sản xuất agar [7]. Nhưng nhìn chung, sản lượng không cao và chất lượng agar chỉ đạt tiêu chuẩn thực phẩm, không dùng được trong các lĩnh vực đòi hỏi chất lượng cao và chưa đủ khả năng để cạnh tranh với agar nước ngoài.

Để xác định loại cấu trúc chung của polysaccharide và lựa chọn các phương pháp thích hợp để nghiên cứu cấu trúc định lượng cũng như định hướng trong việc xác định tính chất gel và hoạt tính sinh học của polysaccharide chiết ở nhiệt độ khác nhau, chúng tôi tiến hành phân tích thành phần hóa học chính (agarose, sulfate, 3,6-anhydro-α-L-galactose và các dẫn xuất của chúng) của polysaccharide bằng phương pháp truyền thống là dựng đường chuẩn galactose bằng phương pháp đo mật độ quang. Kết quả đo mật độ quang được thể hiện qua bảng 3.2. và đường chuẩn hình 3.6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định cấu trúc của polysaccharide dạng agar chiết từ một số loài rong đỏ (Trang 49 - 51)