ΒQ) Kết quả (doanh thu)

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần may Hải Anh (Trang 33 - 41)

Năm Tốc độ tăng, giảm Vốn Tốc độ tăng, giảm VLĐ Tốc độ tăng, giảm VCĐ Chênh lệchTỷ lệ %Chênh lệchTỷ lệ %Chênh lệch Tỷ lệ %

ΒQ) Kết quả (doanh thu)

Kết quả (doanh thu)

HTL

=

Số lao động bình quân Ta có bảng phân tích các chỉ tiêu trên như sau:

Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp Bảng 2.8 : Bảng phân tích hiệu quả sử dụng lao động

Đvt : đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2008

Tổng doanh thu 6.723.015.100 8.052.295.170 9.895.150.732 9.774.092.863 Lợi nhuận ròng 404.495.187 501.941.180 658.368.875 647.245.216 Tổng quỹ tiền lương và các khoản thưởng 3.382.171.853 3.935.971.115 5.019.173.021 5.871.884.356 Số lao động BQ(người) 277 390 434 576 Mức sinh lời BQ của LĐ 1.460.271 1.287.029 1.516.987 1.123.670 Hiệu suất tiền

lương

0,12 0,13 0,13 0,11

Năng suất lao động BQ (đồng/người)

24.270.813 20.646.911 22.799.886 16.968.911

+ Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động phản ánh sự đóng góp trung bình của 1 lao động vào lợi nhuận ròng của công ty. Mức sinh lời bình quân năm 2006 của một lao động là 1.460.271 đồng, điều này có nghĩa là trung bình trong một năm một lao động tạo ra được 1.460.271 đồng lợi nhuận ròng cho Công ty. Năm 2007 mặc dù lợi nhuận thu về cao hơn năm 2006 nhưng mức sinh lời lại giảm đi 173.242 đồng, điều này là do trong năm tình hình lao động của công ty có tăng lên nhưng năng suất lao động lại giảm chứng tỏ hiệu quả làm việc của người lao động không cao. Một người lao động trong năm 2007 trung bình chỉ tạo ra được 1.287.029 đồng lợi nhuận ròng. Sang năm 2008 mức sinh lời bình quân của lao động bằng 1.516.987 đồng, tương ứng với phần lợi nhuận ròng mà người lao động tạo ra là 1.516.987 đồng, trong năm Công ty đã có những biện pháp đúng đắn để nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động. Mức sinh lời bình quân của lao động trong năm 2009 là 1.123.670 đồng có nghĩa trung bình trong 1 năm một lao động tạo ra được 1.123.670 đồng lợi nhuận ròng của công ty.

Năm 2009 số lao động tăng cao hơn năm 2008 nhưng lợi nhuận ròng lại giảm vì thế mà mức sinh lời bình quân của lao động cũng giảm cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang gặp khó khăn hoặc Công ty chưa khai thác hết được năng lực làm việc của lao động.

+ Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tiền lương đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiệu suất tiền lương tăng lên khi năng suất lao động tăng lên với nhịp độ cao hơn nhịp độ tăng tiền lương bình quân. Qua bảng trên ta thấy hiệu suất tiền lương tăng lên qua các năm là do lợi nhuận sau thuế tăng và tổng quỹ lương tăng. Điều này chứng tỏ số lượng tiền lương mà doanh nghiệp đã trả cho công nhân là rất hợp lý, nó đã mang lại cho Công ty một khoản lợi nhuận không nhỏ. Hiệu suất tiền lương năm 2006 là 0,12 đồng điều này có nghĩa là với 1 đồng tiền lương mà Công ty trả cho người lao động thì Công ty thu về được 0,12 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2007 và 2008 do lợi nhuận và quỹ tiền lương cùng tăng nên hiệu suất tiền lương trong 2 năm này tăng so với 2006 là 0,01 và cùng bằng 0,13. Năm 2009 chỉ tiêu này giảm rất mạnh, do số công nhân tăng làm cho quỹ tiền lương tăng lên nhưng lợi nhuận ròng lại giảm vì vậy mà với 1 đồng tiền lương Công ty trả cho lao động thì công ty chỉ thu về được 0,11 đồng lợi nhuận ròng.

+ Chỉ tiêu năng suất lao động phản ánh sản lượng bình quân của 1 lao động trong 1 năm. Qua số liệu ở bảng 2.8 ta thấy năng suất lao động bình quân có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2006 năng suất lao động bình quân của một lao động là rất cao, trung bình trong năm giá trị sản lượng mà một người lao động tạo ra là 24.270.813 đồng. Từ năm 2007 đến năm 2009 giá trị sản lượng giảm rất mạnh năm 2007 là 20.646.911 đồng, năm 2008 là 22.799.886 đồng, năm 2008 có tăng so với năm 2007 nhưng tỷ lệ tăng này nhỏ hơn tỷ lệ giảm. Năm 2009 giá trị sản lượng bình quân của một lao động chỉ còn 16.968.911 đồng. Đây là một điều đáng lo cho Công ty, cho thấy việc quản lý và sử dụng lao động của Công ty chưa được tốt. Trong năm tới để nâng cao được năng suất lao động công ty cần phải có những biện pháp cụ thể đổi mới phương pháp đào tạo lao động và cùng với đó là việc nâng cấp cải tiến máy móc trang thiết bị

Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp 2.2.2.2 Phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn dài hạn và tài sản cố định

Vốn cố định của doanh nghiệp là một loại vốn đầu tư vào tài sản cố định phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, vốn cố định chính là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ của mỗi doanh nghiệp. Đặc điểm của vốn cố định (tài sản cố định) là nó được tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh liên tiếp của doanh nghiệp và giữ được gần như nguyên vẹn hình thái ban đầu cho đến khi huỷ bỏ không còn giá trị sử dụng nữa, giá trị của tài sản cố định được chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ được. Vốn cố định hay giá trị của tài sản cố định càng được chuyển dịch vào sản phẩm nhanh (khấu hao nhanh) có nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao.

Hiệu quả sử dụng vốn cố định chính là trình độ sử dụng tài sản cố định tạo khả năng sinh lời của vốn cố định trong sản xuất kinh doanh. Để phân tích cụ thể ta phải dựa trên một số chỉ tiêu cụ thể như hiệu suất sử dụng vốn cố định hay sức sản xuất của vốn cố định và sức sinh lời của vốn cố định

Công thức tính

* Sức sản xuất của vốn cố định (HVCD)

- HVCD = Tổng doanh thu /vốn cố định bình quân của kỳ * Sức sinh lời của vốn cố định

- Sức sinh lời của 1 đồng giá trị TSCĐ( IITSCĐ)

IITSCĐ = IIR / giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ TSCĐG = Nguyên giá TSCĐ - giá trị đã hao mòn

Bảng 2.9 : Phân tích hiệu quả sử dụng vốn dài hạn và tài sản cố định

Đvt: đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2007/2006 Năm 2008/2007 Năm 2009/2008

Chênh lệch % Chênh lệch % Chênh lệch % 1. Tổng Doanh thu 6.723.015.100 8.052.295.170 9.895.150.732 9.774.092.863 1.329.800.07 0 19,8 1.842.855.56 2 22,9 -121.057.869 -1,2 2. Lợi nhuậ n ròng 404.495.187 501.941.180 658.368.875 647.245.216 97.445.992 24,1 156.427.695 31,2 -11.123.659 -1,7 3. Vốn cố định BQ 2.687.193.895 2.775.500.895 2.775.500.895 3.251.225.193 88..307.000 3,3 475.724.298 14,3 - Giá trị TSCĐ BQ 2.687.193.895 2.665.193.895 2.701.193.714 3.181.499.193 -22.000.000 -0,82 35.999.819 1,35 494.305.298 18,4 4. Sức sản xuất của VCĐ 2,5 2,9 3,57 3,01 0,4 0,16 0,67 18,76 -0,56 -18,6 5.Sức sinh lời của 1 đồng GTTSCĐ 0,15 0,19 0,24 0,20 0,04 26,6 7 0,05 26,32 -0,04 -16,7 Nguồn : phòng kế toán

Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp Sau khi xem xét và phân tích các số liệu ở bảng 2.9 ta thấy năm 2007, 2008 vốn cố định phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty tăng thêm một lượng so với năm 2006 là 88.307.000 đồng tương ứng với 3,3%. Trong khi đó tổng doanh thu cũng tăng với tốc độ nhanh hơn, năm 2007 doanh thu tăng lên 1.328.800.070 đồng tương ứng 19,8%, năm 2008 tăng 1.842.855.562 đồng tương ứng 22,9%, doanh thu tăng kéo theo sức sản xuất và sức sinh lời tăng điều này cho thấy Công ty đã sử dụng vốn có hiệu quả. Năm 2009 mặc dù Công ty đã tăng thêm vốn cố định 475.724.298 đồng nhưng doanh thu giảm, lợi nhuận giảm và sức sinh lời của tài sản cố định cũng giảm. Như vậy trong năm 2009 công ty sử dụng vốn cố định chưa hiệu quả bằng các năm trước. Xét từng chỉ tiêu cụ thể:

- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định (sức sản xuất của vốn cố định) phản ánh một đồng vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong một năm tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tại Công ty trong năm 2006, hiệu suất sử dụng vốn cố định đạt 2,5 tức là mỗi đồng vốn cố định trong sản xuất kinh doanh năm 2006 tạo ra 2,5 đồng doanh thu. Năm 2007 con số này tăng lên đạt 2,9 cao hơn so với năm 2006 là 0,4 với tỷ lệ là 0,16%. Năm 2008 sức sản xuất của vốn cố định là 3,57 có nghĩa là mỗi đồng vốn cố định năm 2008 tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 3,57 đồng doanh thu tăng so với năm 2007 là 0,67 đồng. Mặc dù doanh thu tăng nhưng chưa thể kết luận là công ty đã sử dụng vốn có hiệu quả, ta phải xem xét nó cùng với chỉ tiêu sức sinh lời của một đồng giá trị TSCĐ. Năm 2009 một đồng vốn cố định tạo ra 3,01 đồng doanh thu, giảm so với năm 2008 là 0,56 đồng.

- Chỉ tiêu sức sinh lời của một đồng giá trị tài sản cho biết giá trị của 1 đồng TSCĐ bình quân tham gia vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Năm 2006 sức sinh lời của 1 TSCĐ là 0,15 có nghĩa là với 1 đồng giá trị TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra được 0,15 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2007 là 0,19 và năm 2008 là 0,24. Căn cứ và các số liệu này, cho thấy Công ty đã khai thác tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính cũng như cơ sở vật chất của mình. Năm 2009 chỉ tiêu này giảm còn 0,20 giảm 0,04 so với năm 2008.

2.2.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn và tài sản lưu động

Phân tích vốn lưu động giúp chúng ta đánh giá tình hình sử dụng vốn và nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Vốn ngắn hạn và tài sản lưu động của Công ty bao gồm tiền & các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn và tài sản lưu động chúng ta phải cần phân tích từng chỉ tiêu cụ thể :

• Chỉ tiêu sức sinh lời của 1 đồng vốn lưu động (II VLĐ) IIVLĐ = IIR / VLĐ

VLĐ : Vốn lưu động bình quân của kì

• Số vòng luân chuyển bình quân vốn lưu động trong năm (SVVLĐ) SVVLĐ = DT / VVLĐ

• Số ngày bình quân 1 vòng luân chuyển SNVLĐ = 365/SVVLD

Bảng 2.10 Phân tích tình hình hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn và tài sản lưu động

Đvt: đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Doanh thu 6.723.015.100 8.052.295.170 9.895.150.732 9.774.092.863 2. Lợi nhuận ròng 404.495.187 501.941.180 658.368.875 647.245.216 3. Vốn lưu động BQ 1.888.606.809 2.105.724.305 2.394.234.905 2.851.166.507 4. Sức sinh lời của 1

đồng VLĐ (đồng) 0,21 0,24 0,28 0,23 5. Số vòng luân chuyển BQ VLĐ trong năm (vòng) 3,56 3,82 4,13 3,43 6. Số ngày BQ 1 vòng luân chuyển (ngày)

Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp Bảng 2.11 Bảng phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn và TSLĐ

Chỉ tiêu Năm 2007/2006 Năm 2008/2007 Năm 2009/2008

Chênh lệch % Chênh lệch % Chênh lệch %

1. Sức sinh lời của 1 đồng VLĐ (đồng) 0,03 14,29% 0,04 16,67 % -0,05 -17,86% 2. Số vòng luân chuyển BQ VLĐ trong năm (vòng) 0,26 7,3% 0,31 8,12% -0,7 -16,95% 3. Số ngày BQ 1 vòng luân chuyển (ngày) -7 -6,8% -8 -8,33% 18 20,45%

- Qua số liệu tính toán trên bảng 2.10 và 2.11, ta thấy năm 2006 sức sinh lời của một đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ là 0,21 đồng, có nghĩa là với 1 đồng tài sản lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được 0,21 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2007 với 1 đồng vốn lưu động mà Công ty bỏ ra sẽ thu về cho công ty là 0,24 đồng lợi nhuận tăng so với năm 2006 là 0,03 đồng. Năm 2008 chỉ tiêu này là 0,28 đồng tăng so với năm 2007 là 0,04 đồng, cho thấy công ty đã khai thác và sử dụng có hiệu quả vốn lưu động của mình. Năm 2009 mặc dù công ty đã bổ sung thêm lượng vốn lưu động lên 2.851.166.507 đồng nhưng sức sinh lời của 1 đồng vốn lưu động lại giảm 0,05 đồng so với năm 2008.

- Số vòng luân chuyển bình quân vốn lưu động và số ngày bình quân vòng luân chuyển, hai chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ nghiên cứu vốn lưu động của Công ty quay được bao nhiêu vòng và một vòng luân chuyển bình quân là bao nhiêu ngày. Hai chỉ tiêu này tỷ lệ nghịch với nhau. Năm 2006 số vòng luân chuyển vốn lưu

động của Công ty là 3,56 vòng, năm 2007 là 3,82 vòng tăng 0,26 vòng. Chỉ tiêu này tỷ lệ nghịch với chỉ tiêu số ngày bình quân một vòng luân chuyển vì vậy tương ứng với số vòng luân chuyển tăng thì số ngày luân chuyển vốn lưu động của năm 2007 giảm 7 ngày. Số vòng luân chuyển vốn lưu động của công ty trong năm 2008 tăng 0,31 vòng, tương ứng số ngày luân chuyển vốn lưu động giảm 8 ngày. Điều đó chứng tỏ, tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong kỳ tăng. Đây là dấu hiệu cho thấy việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty có những tiến bộ, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung ở Công ty. Năm 2009 số vòng luân chuyển giảm 0,7 vòng do vậy số ngày luân chuyển vốn lưu động tăng lên 18 ngày, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong năm không tốt.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần may Hải Anh (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w