PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần may Hải Anh (Trang 26 - 28)

Năm Tốc độ tăng, giảm Vốn Tốc độ tăng, giảm VLĐ Tốc độ tăng, giảm VCĐ Chênh lệchTỷ lệ %Chênh lệchTỷ lệ %Chênh lệch Tỷ lệ %

2.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù có vai trò quan trọng trong khoa học kinh tế và trong quản lý kinh tế. Bởi lẽ mọi hoạt động kinh tế đều được đánh giá thông qua các chỉ tiêu hiệu quả. Hiệu quả là chỉ tiêu kinh tế xã hội tổng hợp để lựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong quá trình hoạt động sản xuất thực tiễn của con người ở mọi lĩnh vực và tại các thời điểm khác nhau. Chỉ tiêu hiệu quả là tỷ lệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu của hoạt động đề ra so với chi phí đã bỏ vào để có kết quả về số lượng, chất lượng và thời gian.

Bảng 2.5 Bảng phân tích cơ cấu Nguồn vốn

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đồng) Tỷ lệ (%) A Nợ phải trả 575.800.704 12,58 881.225.200 18,05 619.735.800 11,99 1.579.391.700 25,88 I. Nợ ngắn hạn 373.653.356 64,89 391.225.191 13,76 297.905.300 48,07 626.110.355 39,64 II. Nợ dài hạn 202.147.348 35,11 490.000.009 56,60 321.830.500 51,93 953.281.345 67,67 B Nguồn vốn CSH 4.000.000.000 87,42 4.000.000.000 81,95 4.550.000.000 88,01 4.523.000.000 74,12 I. Vốn chủ sở hữu 4.000.000.000 100 4.000.000.000 100 4.500.000.000 98,9 4.500.000.000 99,1 II.Nguồn kinh phí &

quỹ khác 50.000.000 1,1 23.000.000 0,9

Cộng Nguồn vốn 4.575.800.704 100 4.881.225.200 100 5.169.735.800 100 6.102.391.700 100

Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp Bảng 2.5 cho thấy, nguồn vốn năm 2007 tăng so với 2006 là 305.424.496 đồng, với tỷ lệ 6,7%, trong năm nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty không có biến động, nợ phải trả tăng 305.424.496 ứng với tỷ lệ 53,04% . Năm 2008 tổng nguồn vốn tăng 288.510.600 đồng so với năm 2007 tương ứng với tỷ lệ tăng 5,9%, tổng nguồn vốn tăng là do trong năm công ty tăng vốn chủ sở hữu thêm 550.000.000 đồng, nâng tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn lên 88,01%. Đây là một tín hiệu tốt vì khoản nợ phải trả giảm 261.489.400 đồng so với năm 2007% qua đây cho thấy chính sách tài trợ của công ty là sử dụng nguồn vốn của bản thân và tình hình tài chính của công ty được cải thiện, công ty làm ăn có hiệu quả và tích luỹ được vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Số vay mượn giảm đi trong khi nguồn vốn của bản thân công ty tăng. Như vậy, khả năng thanh toán của công ty cũng tăng. Sang năm 2009 tổng nguồn vốn so với năm 2008 tăng lên 932.655.900 đồng tương ứng với tỷ lệ 18,04%, chủ yếu là do tăng các khoản nợ phải trả. Trong năm nợ phải trả tăng 959.655.900 đồng với tỷ lệ tăng là 154,9% còn nguồn vốn chủ sở hữu lại giảm 27.000.000 đồng với tỷ lệ giảm 0,59%. Tỷ trọng của vốn chủ sở hữu đầu năm là 88,01%, cuối năm là 74,12% giảm 13,89% qua đây cho thấy chính sách tài trợ của công ty trong năm không tốt, công ty làm ăn kém hiệu quả hơn năm trước và trong năm để thực hiện kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất kinh Công ty đã phải đi vay nợ tương đối lớn. Số vay mượn tăng lên trong khi nguồn vốn của bản thân công ty giảm. Như vậy, khả năng thanh toán của công ty cũng bị hạn chế hơn năm 2008. Tuy nhiên, Công ty giảm đã được các khoản nợ ngắn hạn và trong tổng công nợ thì nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn (chiếm 67,67% tổng công nợ). Điều này là một lợi thế rất lớn về tài chính của công ty điều đó là tốt vì tài sản của Công ty được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. Trong quá trình hoạt động sản xuất, Công ty có thể huy động vốn tín dụng dài hạn để đảm bảo nguồn tài chính trong những trường hợp cần thiết.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần may Hải Anh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w