Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật chuyển mục đích sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo pháp luật đất đai ở việt nam từ thực tiễn quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 75)

8. Kết cấu của Luận văn

3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật chuyển mục đích sử

Từ sau khi được ban hành và có hiệu lực, Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành thực sự đi vào cuộc sống, được người dân đặc biệt quan tâm và bước đầu đạt được những thành công nhất định. Quản lý Nhà nước thông qua công cụ quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được tăng cường, góp phần vào bố trí sử dụng ngày càng hợp lý, hiệu quả nguồn lực đất đai ngày càng được cải thiện. Hầu hết trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận Bình Tân nói riêng đã được điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm 2015 – 2020, vì thế các quan hệ quản lý và sử dụng đất đặc biệt là hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất ở trên địa bàn ngày càng phù hợp và có hiệu quả xứng đáng với tiềm lực phát triển kinh tế của vùng trong thời kỳ hội nhập [10].

Cần tiếp tục ban hành các Nghị quyết của Quốc hội về việc miễn giảm thuế chuyển mục đích sử dụng đất. Theo Nghị định 45/2014/NĐ – CP quy định về việc miễn giảm tiền sử dụng đất có hiệu lực quy định rõ đối tượng được miễn giảm tiền sử dụng đất bao gồm: “1. Giảm 50% tiền sử dụng đất trong hạn mức đất ở đối với hộ

gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các địa bàn không thuộc phạm vi quy định tại Khoản 2, Điều 11 Nghị định này khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất; công nhận (cấp Giấy chứng nhận) quyền sử dụng đất lần đầu đối với đất đang sử dụng hoặc khi được chuyển mục đích sử dụng từ đất khơng phải là đất ở sang đất ở.

Việc xác định hộ nghèo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; việc xác định hộ gia đình hoặc cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của Chính phủ. 2. Giảm tiền sử dụng đất đối với đất ở trong hạn mức giao đất ở (bao gồm giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất)

đối với người có cơng với cách mạng mà thuộc diện được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có cơng.

3. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc giảm tiền sử dụng đất đối với các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể điều này.”

Như vậy, theo quy định nêu trên cần phải ban hành các văn bản, Nghị quyết của Quốc hội tiếp tục miễn giảm tiền sử dụng đất, mở rộng thêm các đối tượng được miễn, giảm tiền sử dụng đất trong giai đoan 2020 – 2030 là cần thiết nhằm thể chế hóa chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc tạo động lực tích lũy vốn tăng đầu tư, thúc đẩy kinh tế và đời sống của người dân được nâng cao.

Kiện toàn bộ máy nhân sự, nâng cao năng lực, trình độ chun mơn và đạo đức của đội ngũ cán bộ.

- Nâng cao trình độ phẩm chất cán bộ, đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật cho người dân. Lực lượng cán bộ làm cơng tác quản lý đất đai cịn thiếu về số lượng và cả chất lượng chuyên môn. Nhất là cán bộ ở địa phương dẫn tới tình trạng làm mất niềm tin của nhân dân. Tiêu cực trong q trình thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất làm mất niềm tin của Nhân dân. Cần phải nâng cao trình độ, chun mơn nghiệp vụ, đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thực thi pháp luật đất đai. Đặc biệt trong các dự án sử dụng đất vào mục đích phát triển kinh tế. Để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục đất đai cho người dân đặc biệt là cơng tác liên quan đến vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất cần phải được quan tâm. Khi người dân tự giác chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách chuyển mục đích sử dụng đất thì pháp luật mới

thực sự áp dụng thành cơng. [13]

Việc nâng cao pháp luật cho người dân nói chung về chuyển mục đích sử dụng đất cần phải tuân thủ đúng quy định của Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thiết lập cơ sở giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai, nâng cao hiệu quả của thanh tra đất đai. Bên cạnh đó, cần đặt công tác giải quyết kiến nghị, khiếu nại như một công cụ đặc biệt song hành trong công tác giải phóng mặt bằng nhằm giải quyết kịp thời triệt để, các kiến nghị của người dân, đồng thời thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm về chuyển đổi của người sử dụng đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo pháp luật đất đai ở việt nam từ thực tiễn quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 75)