8. Kết cấu của Luận văn
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về chuyển mục đích sử dụng đất phải đặt
quan hệ chặt chẽ với hoàn thiện tổng thể chế pháp luật đất đai và các lĩnh vực khác có liên quan.
Hoàn thiện pháp luật về chuyển mục đích sử dụng đất phải đặt ra mối quan hệ với hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật có liên quan. Bởi lẽ, trên thực tế đất đai luôn gắn liền và là tiền đề vật chất để hình thành các bất động sản khác như nhà ở, công trình xây dựng … Các giao dịch về chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng, ở công trình xây dựng nhà ở luôn gắn liền với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, trong điều kiện hiện nay đất nước ta đẩy mạnh việc mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, do nhu cầu sử dụng đất rất lớn để đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư quốc tế, do đó nếu những quy định này không tương thích, thống nhất và đồng bộ thì thực tiễn thi hành gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Đảm bảo tính công khai, minh bạch, dân chủ; tăng cường kiểm tra giám sát trong việc thực hiện và hoàn thiện pháp luật về chuyển mục đích sử dụng đất phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, đơn giản và tạo thuận lợi cho người sử dụng đất khi thực hiện thủ tục hành chính về đất đai. Công khai minh bạch là một tiêu chí cơ bản để đánh giá mức độ, xếp loại một nền quản trị đất đai, và còn là sự biểu hiện của sự liêm chính của nền hành chính công vụ. Thực tiễn thi hành pháp luật đất đai nói chung và các quy định về chuyển mục đích sử dụng đất nói riêng cho thấy sự thiếu công khai minh bạch về nội dung lẫn hình thức lấy ý kiến của Nhân dân. Đây là điều kiện nảy sinh nhũng nhiễu, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm và khiếu nại, khiếu kiện trong Nhân dân.
Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ quan Nhà nước bằng các biện pháp thích hợp để đảm bảo chuyển mục đích sử đụng dất được thực hiện nghiêm túc, không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, nâng cao hiệu lực, hiệu quả đối với hình thức giám sát cộng đồng.