- Pháp luậtATLĐ quy định, trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không bố trí được người hoặc không thành lập được bộ phận an toàn lao động
2.1.2. Đặc điểm của tỉnh Quảng Ninh ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật an toàn lao động
THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Giới thiệu chung tỉnh Quảng Ninh và các đặc điểm ảnh hưởng đến triển khai và thực hiện pháp luật an toàn lao động đến triển khai và thực hiện pháp luật an toàn lao động
2.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Ninh [22,tr.8]
-Điều kiện tự nhiên, dân số: Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam; có đường biên giới quốc gia dài 132,8 km với nước Cộng hoà
Nhân dân Trung Hoa; phía Đông là vịnh Bắc bộ; phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía Nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250 km. Diện tích tự nhiên là 611.081,3 ha với dân số khoảng 1,2 triệu người, trong đó nữ chiếm 49%; mật độ dân số hiện là 188 người/km2.
-Tiềm năng kinh tế
+ Quảng Ninh với bờ biển dài 250 km, nên có nhiều điều kiện phát triển
kinh tế biển;có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, trữ lượng lớn, chất lượng tốt (trữ lượng than đá khoảng 3,6 tỷ tấn; các mỏ đá vôi, đất sét, cao
lanh; các mỏ nước khoáng có nồng độ khoáng khá cao, nhiệt độ trên 350C,
có thể dùng chữa bệnh); có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại nhất của cả nước (vịnh Hạ Long , vịnh Bái Tử Long); là tỉnh có cửa khẩu quốc tế Móng Cái và hai cửa khẩu quốc gia là Hoành Mô (Bình Liêu) và Bắc Phong Sinh (Hải Hà).
+ Quảng Ninh hiện có 15 đô thị (loại I - Tp Hạ Long; loại II - Tp Uông Bí; loại III: Tp Móng Cái, Cẩm Phả; loại IV: Thị xã Quảng Yên, thị trấn Mạo Khê; loại V: Thị trấn Quảng Hà, Đầm Hà, Ba Chẽ, Cô Tô, Đông Triều, Trới, Bình Liêu, Cái Rồng, Tiên Yên).
2.1.2. Đặc điểm của tỉnh Quảng Ninh ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật an toàn lao động pháp luật an toàn lao động
+Về khí hậu: Quảng Ninh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt độ thay đổi lớn theo các mùa; lượng mưa bình quân 1.995 mm, mưa lớn thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 10 trong năm; với lượng mưa lớn sẽ làm tăng nguy cơ bục nước, ngập nước ở các mỏ hầm lò; sạt lở tầng khai thác, ngập mỏ ở các mỏ lộ thiên; sự thay đổi nhiệt độ lớn giữa các mùa tạo ra chênh lệch về áp suất khí quyển dẫn đến thay đổi độ suất khí ở các mỏ than hầm lò gây khó khăn cho công tác thông gió, tăng nguy cơ cháy nổ khí.
+Về tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng phân bố không đồng đều
nên rất khó khăn cho việc quy hoạch khai thác và áp dụng có hiệu quả các công
nghệ khai thác hiện đại.
-Điều kiện kinh tế xã hội
Quảng Ninh là một tỉnh công nghiệp nằm trong vùng động lực phát triển kinh tế phía Bắc của Tổ quốc với lực lượng lao động trên 745.000 người, tính đến hết năm 2018 trên địa bàn tỉnh có 17.200 doanh nghiệp, trong đó có trên 8.800 doanh nghiệp, hợp tác xã có sử dụng 400.000 lao động (tỉ lệ qua đào tạo đạt 68%, đào tạo nghề đạt 49,5%); đặc biệt tỉnh hiện có 11 khu công nghiệp với 59 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng số 24.400 lao động [13,tr.1]; sự chuyển dịch lao động giữa các ngành nghề, địa phương lớn gây khó khăn cho việc đào tạo huấn luyện tay nghề, kỹ năng nghiệp vụ cho người lao động.
Quảng Ninh là tỉnh có nhiều ngành công nghiệp nặng: Trên địa bàn tỉnh có 45 đơn vị khai thác than, 87 đơn vị khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng, 6 cơ sở đóng tàu lớn, 04 đơn vị sản xuất xi măng, 05 đơn vị sản xuất điện...Đây là những ngành, nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đặc biệt là các vụ TNLĐ nghiêm trọng làm chết và bị thương nhiều người [22,tr.15].
Những năm qua, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh, đội ngũ công nhân lao động tỉnh Quảng Ninh luôn có sự phát triển, tăng nhanh về số
lượng, nâng cao về chất lượng và chuyển dịch tích cực về cơ cấu. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 400.000 công nhân lao động, tăng gần 90.000 người so với năm 2014. Trình độ học vấn, tay nghề được nâng lên, trình độ chuyên môn: Trên Đại học: 6.026; Đại học, Cao đẳng: 44.168; Trung cấp: 13.248. Trình độ chính trị: Cử nhân, cao cấp: 3.587; Trung cấp: 15.649. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh tăng từ 59% (năm 2014) lên 70,1% (năm 2017), trong đó đào tạo nghề đạt 49,5%; 100% công chức, viên chức, qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Tỉ lệ lao động nữ chiếm 39,7% [12,tr.2].
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật ATLĐ tại tỉnh Quảng Ninh