Các giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luậtATLĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an toàn lao động theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiễn quảng ninh (Trang 70 - 74)

- Pháp luậtATLĐ quy định, trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không bố trí được người hoặc không thành lập được bộ phận an toàn lao động

4 Số người chết do TNLĐ Người 31 29 29 2017

3.2.2. Các giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luậtATLĐ

Thứ nhất, cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức, doanh nghiệp cần xác định thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả pháp luật bảo đảm an toàn lao động, chăm lo cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, chủ động phòng ngừa tai nạn lao động ...là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và đưa vào chương trình, kế hoạch công tác; đánh giá kiểm điểm định kỳ và lấy đây là một tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân người đứng đầu.

Thứ hai, nâng cao vai trò của hoạt động phối hợp trong triển khai, thực hiện pháp luật ATLĐ: Việc thanh kiểm tra ATLĐ dễ nảy sinh chồng chéo trong một số lĩnh mà pháp luật quy định chưa rõ ràng về trách nhiệm của các cơ quan, trong từng lĩnh vực quản lý (vật liệu nổ công nghiệp; thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động…) do đó cần phát huy và nâng cao hiệu quả của công tác phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy thực hiện pháp luật ATLĐ các cấp; phối hợp giữa chính quyền, chuyên môn với các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị đồng cấp để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện có hiệu quả pháp luật ATLĐ của từng cơ quan tổ chức, tránh chồng chéo gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Thứ ba,nâng cao vai trò của giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, đặc biệt là Công đoàn trong việc đảm bảo an toàn lao động. Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và vai trò Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị từ việc tham gia xây dựng chính sách pháp luật, chế độ về an toàn lao động

lao động đến tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý Nhà nước, việc thi hành các quy định về an toàn lao động; tham gia đoàn điều tra tai nạn lao động; phát động và triển khai thực hiện các phong trào quần chúng về ATLĐ; tuyên truyền vận động đoàn viên hội viên thực hiện tốt pháp luật an toàn lao động để bảo vệ bản thân trong lao động sản xuất.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thanh tra, kiểm tra, giám sát ATLĐ. Tăng cường công tác hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về an toàn lao động. Phân cấp cho các địa phương về công tác kiểm tra an toàn lao động để tăng tần suất thanh tra, kiểm tra tại cơ sở. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các doanh nghiệp, các tổ chức, cơ quan, người sử dụng lao động vi phạp pháp luật để xảy ra mất an toàn lao động.

Thứ năm, nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật về tuyên truyền, huấn luyện về ATLĐ. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục để người sử dụng lao động và người lao động thấy được tầm quan trọng, lợi ích to lớn, lâu dài của việc thực hiện pháp luật an toàn lao động; gắn xây dựng văn hóa an toàn với văn hóa doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu góp phần nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa, dịch vụ trên thị trường trong xu thế hội nhập Quốc tế. Đổi mới cơ chế, cách thức tổ chức huấn luyện an toàn lao động phù hợp với thực tiễn, lấy công tác huấn luyện là một tiêu chí quan trọng góp phẩn giảm TNLĐ. Chú trọng huấn luyện người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động nói chung, hỗ trợ huấn luyện người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong lĩnh vực không có quan hệ lao động. Các cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp có biện pháp lồng ghép giữa việc đào tạo kiến thức chuyên môn, nâng cao tay nghề với việc bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng phòng ngừa tai nạn lao động, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn cho người lao động.

Tiểu kết chương 3

Những vấn đề tồn tại hạn chế của pháp luật an toàn lao động được đưa ra trong khuôn khổ nghiên cứu của tác giả như: huấn luyện an toàn lao động; tổ chức bộ máy quản lý ATLĐ tại doanh nghiệp; chi trả chế độ tai nạn lao động...tuy chưa phản ánh hết được các bất cập trong chính sách pháp luật nhưng đây là các nội dung quan trọng phát sinh từ thực tiễn Quảng Ninh nhưng là những lĩnh vực nhạy cảm dễ gây ra những tranh chấp lao động, đình công trên quy mô lớn nếu không được giải quyết thỏa đáng. Cùng với đó tác giả mạnh dạn đề xuất "Các giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật an toàn lao động "có thể xem xét áp dụng trong những văn bản mang tính chỉ đạo thực hiện ở nhiều cấp khác nhau tùy theo đặc thù của địa phương đơn vị.

KẾT LUẬN

Đảm bảo ATLĐ thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Đất nước có tỷ lệ TNLĐ thấp, người lao động khỏe mạnh là một xã hội tiến bộ, luôn coi con người là vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn được bảo vệ và phát triển. Thực hiện pháp luật ATLĐ được quan tâm thực hiện tốt là góp phần tích cực vào việc chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính mạng và đời sống người lao động, thể hiện đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước. Nếu pháp luật ATLĐ không được thực hiện triệt để, điều kiện lao động không được cải thiện, xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút; nguồn lực của người lao động, doanh nghiệp và xã hội sẽ bị tổn thất nặng nề.

Pháp luật an toàn lao động là một vấn đề quan trọng và phức tạp đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu của các nhà khoa học, các chuyên gia và sự vào cuộc của nhiều cấp, nhiều ngành, của doanh nghiệp và bản thân người lao động mới có thể làm tốt công tác này.

Với Đề tài nghiên cứu này, Tác giả chỉ mong muốn được đóng góp một rất nhỏ góp phần từng bước hoàn thiện pháp luật an toàn lao động nói riêng và hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an toàn lao động theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiễn quảng ninh (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)