- Pháp luậtATLĐ quy định, trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không bố trí được người hoặc không thành lập được bộ phận an toàn lao động
4 Số người chết do TNLĐ Người 31 29 29 2017
2.2.5. Thực hiện quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước đối với công tác an toàn lao động
công tác an toàn lao động
- Ủy Ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phân công 01 Phó Chủ tịch UBND
phụ trách công tác an toàn lao động và là Trưởng Ban chỉ đạo Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động của tỉnh. Cơ quan thường trực tham mưu cho UBND tỉnh là Sở LĐTB&XH; các cơ quan khác tùy theo chức năng nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh trong lĩnh vực liên quan tới công tác ATLĐ. Từ tỉnh đến các địa phương không bố trí bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách về công tác ATLĐ (1) Sở LĐTB&XH tỉnh là cơ quan thường trực có nhiệm vụ: Tham mưu trực tiếp trong lĩnh vực an toàn lao động; tổng hợp, dự thảo các báo cáo về lĩnh vực ATLĐ; tổng hợp, dự thảo các văn bản chỉ đạo về lĩnh vực ATLĐ; là trưởng đoàn điều tra TNLĐ của tỉnh; thường trực trong việc triển khai “Chương trình quốc gia về AT,VSLĐ” của tỉnh; thường trực Ban chỉ đạo Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động của tỉnh (2) Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh trong lĩnh vực quản lý, khám, chăm sóc sức khỏe người lao động; giám định tỉ lệ suy giảm khả năng lao động đối với người bị tai nạn lao động; là thành viên đoàn điều tra TNLĐ cấp tỉnh (3) Sở Công thương tham mưu cho UBND tỉnh về công tác ATLĐ trong lĩnh vực quản lý như: khai thác khoáng sản; máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn trong ngành công nghiệp; an toàn nạp khí, dầu mỏ hóa lỏng; an toàn điện; an toàn trong quản lý và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; an toàn trong kinh doanh xăng dầu; an toàn đối với máy móc, thiết bị công nghiệp...(4) Sở Thông tin truyền thông và Trung Tâm truyền thông tỉnh có trách nhiệm tuyên truyền các nội dung hoạt động, các chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác ATLĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp tổ chức các hoạt động tuyền;
tham mưu việc đổi mới hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền đảm bảo ATLĐ tới người lao động (5) Ban quản lý các khu kinh tế có trách nhiệm quản lý, hướng dẫn các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện các quy định của pháp luậtATLĐ (6) Công an tỉnh (phòng cảnh sát PCCC, phòng hình sự) có trách nhiệm trong việc quản lý vật liệu nổ công nghiệp, phòng chống cháy nổ trong các doanh nghiệp; tham gia, chỉ đạo công an địa phương cấp huyện (theo phân cấp) phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp điều tra dấu hiệu tội phạm đối với các vụ tai nạn xảy ra tại các cơ sở lao động.
-Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Quảng Ninh có trách nhiệm tư
vấn cho Ủy ban nhân dân trong việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật an toàn lao động tại địa phương. Hội đồng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, bao gồm đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động, Hội nông dân, một số doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và chuyên gia, nhà khoa học về lĩnh vực an toàn lao động tại địa phương. Hàng
năm, Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động của tỉnh đều tổ chức đối thoại nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và các cơ quan nhà nước để thúc đẩy việc cải thiện các điều kiện làm việc công bằng, an toàn cho người lao động, nâng cao hiệu quả xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật an toàn lao động trên địa bàn tỉnh.
-Bình quân mỗi năm tỉnh Quảng Ninh tiến hành từ 100 đến 150 lần thanh
tra, kiểm tra về lĩnh vực ATLĐ qua đó đã kiến nghị các doanh nghiệp thực hiện từ 800-1.200 kiến nghị; các hành vi vi phạm đều bị các cơ quan chức năng lập biên bản, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Việc xử lý nghiêm các vi phạm sẽ góp phần làm giảm các hành vi dẫn đến TNLĐ và BNN. Trong năm 2018, Đoàn điều tra TNLĐ tỉnh đã yêu cầu các đơn vị thực hiện 141 kiến nghị;
xử lý kỷ luật 191 người (trong đó có 18 Chánh phó Giám đốc, 45 Trưởng phó phòng ban, 32 cán bộ phòng ban, 59 Chánh phó Quản đốc, 18 lò trưởng, tổ trưởng sản xuất và 19 công nhân); các đơn vị đã khiển trách 153 người; cảnh cáo, kéo dài thời hạn lên lương, chuyển làm việc khác 14 người; cách chức 24 người [15,tr.12]. Các hình thức xử lý gồm: tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với các vị trí, nơi làm việc, các máy móc, thiết bị không đảm bảo điều kiện ATLĐ; phạt tiền; xem xét trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm quy định về ATLĐ dẫn đến TNLĐ chết người, gây hậu quả nghiêm trọng. Tất cả các vụ TNLĐ do cháy nổ khí gây chết nhiều người đều được điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật hình sự.
Tiểu kết chương 2
"Quảng Ninh như là một nước Việt Nam thu nhỏ", từ những đặc điểm điều kiện tự nhiên, địa lý và kinh tế xã hội đến kết quả thực hiện pháp luật an toàn lao động cho thấy sự quan tâm của tỉnh Quảng Ninh trong việc chỉ đạo và triển khai thực hiện các nội dung cụ thể, quyết định đến việc đảm bảo an toàn cho người lao động như: thông tin, tuyên truyền, huấn luyện; tổ chức, bộ máy làm công tác ATLĐ từ tỉnh xuống cơ sở; thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi pháp luật ATLĐ; khai báo điều tra tai nạn lao động, chi trả chế độ chính sách cho người bị tai nạn lao động...
Tuy nhiên từ thực tiên triển khai thực hiện pháp luật an toàn lao động tại Quảng Ninh cũng đã bộc lộ nhiều vấn đề tồn tại hạn chế của pháp luật an toàn lao động nhất là trong một số các nội dung quan trọng như: huấn luyện an toàn lao động; tổ chức bộ máy quản lý ATLĐ tại doanh nghiệp; chi trả chế độ tai nạn lao động...đây chính là cơ sở để tác giả đề nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật an toàn lao động từ thực tiễn Quảng Ninh được đề cập ở Chương 3.
Chương 3