Xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luậtATLĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an toàn lao động theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiễn quảng ninh (Trang 65 - 70)

- Pháp luậtATLĐ quy định, trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không bố trí được người hoặc không thành lập được bộ phận an toàn lao động

4 Số người chết do TNLĐ Người 31 29 29 2017

3.2.1. xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luậtATLĐ

-Đề xuất sửa đổi các quy đinh pháp luật an toàn lao động về huấn luyện an toàn lao động. Pháp luật ATLĐ cần quy định theo hướng việc huấn luyện an toàn cho người lao động phải là trách nhiệm của doanh nghiệp, của người sử dụng lao động. Hiện nay, pháp luật an toàn lao động can thiệp quá sâu và không đầy đủ vào công tác huấn luyện dẫn đến chất lượng huấn luyện ATLĐ không đảm bảo, ngay cả đối với các văn bản luật mới nhất về lĩnh vực này, cụ thể tại khoản 2, điều 26, Nghị định 140/2018/NĐ-CP có bổ sung điều kiện tổ chức huấn luyện hạng A "Máy, thiết bị, nhà xưởng, nơi huấn luyện đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 16, Luật An toàn, vệ sinh lao động", tuy nhiên điều 16 Luật An toàn, vệ sinh lao động là quy định "Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc" trong đó khoản 1, 2 quy định "(1) Bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố đó; bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế (2) Bảo đảm máy, thiết bị, vật tư, chất được sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo quản tại nơi làm việc theo quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động đã được công bố, áp dụng và theo nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc"; nội dung trong hai văn bản luật về an toàn lao động thiếu tính thống nhất một bên là "nơi huấn luyện" còn một bên là "nơi làm việc"; ở đây các tổ chức huấn

luyện hạng A nếu không phải là doanh nghiệp tự tổ chức huấn luyện thì không thể có điều kiện này, mặt khác để chỉ ra các yếu tố nguy hiểm có thể gây ra tai nạn cho người lao động thì đơn vị huấn luyện còn cần phải tạo ra các yếu tố nguy ngiểm một cách có kiểm soát để huấn luyện đạt hiệu quả cao nhất cho người lao động. Các nội dung sửa đổi còn lại tại Nghị định 140/2018/NĐ-CP, ngày 15/5/2016 sửa đổi một số nội dung trong công tác huấn luyện ATLĐ, cùng với đó là Thông tư số 31/2018/TT-BLĐTBXH, ngày 26/12/2018 chủ yếu về "biện pháp quản lý, triển khai hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; trách nhiệm quản lý, xác nhận thời gian người lao động đã làm việc hoặc làm công việc huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; chương trình khung huấn luyện cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, việc miễn giảm các nội dung huấn luyện đã học, việc tổ chức sát hạch và cấp giấy chứng nhận; tập huấn cập nhật thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động cho người huấn luyện, người đứng đầu tổ chức huấn luyện", do đó cần sửa đổi quy định pháp luật an lao động theo hai hướng sau :

+ Pháp luật ATLĐ cần quy định: Các doanh nghiệp, người sử dụng lao động phải tự tổ chức và chịu trách nhiệm về công tác huấn luyện an toàn cho

người lao động theo các nhóm đối tượng trên cơ sở công nghệ, quy trình sản xuất của đơn vị. Pháp luật an toàn lao động sẽ quy định tiêu chí và trách nhiệm bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật an toàn lao động của người huấn luyện, giáo trình và thời gian huấn luyện đồng thời quy định về chế tài xử phạt nghiêm minh đối với doanh nghiệp không tổ chức thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc công tác huấn luyện; quy định trách nhiệm khi người lao động bị tai nạn lao động mà nguyên nhân do người sử dụng lao động không tổ chức huấn luyện hoặc huấn luyện không đảm bảo gây ra tai nạn.Với hướng sửa đổi này công tác huấn luyện an toàn lao động sẽ sát thực thế, trách nhiệm huấn

luyện của các doanh nghiệp với người lao động sẽ cao hơn khi gắn trực tiếp với việc đảm bảo an toàn lao động. Các đơn vị huấn luyện sẽ chỉ tổ chức huấn luyện cho người huấn luyện an toàn lao động, tổ chức kiểm tra, sát hạch, cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa huấn luyện cho người huấn luyện an toàn lao động, tập huấn cập nhật kiến thức định kỳ cho người huấn luyện.

+Pháp luật an toàn lao động quy định các đơn vị cung cấp dịch vụ huấn luyện phải tiến hành khảo sát, lập giáo trình huấn luyện phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị cần huấn luyện; quy định khung chi phí tối thiểu cho từng nhóm đối tượng cần huấn luyện trên cơ sở các quy định đảm bảo công tác huấn luyện đạt yêu cầu đề ra về giáo trình, thời gian, người huấn luyện, chi phí quản lý huấn luyện...bổ sung quy định của pháp luật về nâng cao vai trò hậu kiểm của các cơ quan quản lý. Theo hướng sửa đổi này thì dù có cạnh tranh, các đơn vị cung cấp dịch vụ huấn luyện cũng không thể tiết giảm nội dung nhằm tiết giảm chi phí tối thiểu cho hoạt động huấn luyện; bên cạnh đó để có giáo trình huấn luyện phù hợp thì đơn vị huấn luyện sẽ phải khảo sát, chụp ảnh thực tế sản xuất, tìm hiểu quy trình sản xuất của đơn vị cần huấn luyện, thông qua đó giáo trình và chất lượng huấn luyện sẽ sát thực tế và được nâng lên đáng kể; cùng với công tác hậu kiểm của cơ quan quản lý nhà nước thì công tác huấn luyện sẽ được đảm bảo.

-Để nghị sửa đổi các quy định pháp luật an toàn lao động về bồi thường, trợ cấp, chi trả chế độ TNLĐ

+Từ thực tế vụ tai nạn lao động tại Chi nhánh Công ty TNHH YAZAKI Hải Phòng Việt Nam tại Quảng Ninh và từ các quy định của pháp luật an toàn lao động về định nghĩa tai nạn lao động "Là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động"; chế độ mà người lao động được hưởng "Người lao động

được hưởng chế độ tai nạn lao động tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà pháp luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh" thì các vụ tai nạn tương tự, các vụ ngộ đốc thực phẩm, ngộ độc khí độc....trên toàn quốc sẽ được kết luận là TNLĐ và rất khó để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động trong các trường hợp này để làm căn cứ chi trả chế độ cho người lao động theo quy định hiện tại; mặt khác tai nạn dạng này thường có số lượng rất đông nên dễ dẫn đến đình công của người lao động. Do đó pháp luật cần quy định cụ thể đối với các dạng tai nạn lao động như trên thì người lao động sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động theo tỷ lệ % tương ứng với thời gian điều trị; hoặc dựa trên cơ sở thời gian điều trị để quy định mức độ suy giảm khả năng lao động làm cơ sở giải quyết chế độ cho người lao động.

+Cũng thực tế phát sinh tại Quảng Ninh đã xẩy ra tranh chấp trong lĩnh vực giải quyết chế độ TNLĐ theo Mục c, Khoản 1, Điều 6 Luật An toàn vệ sinh lao động quy định về quyền của người lao động "được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động" và Điều 48, Điều 49 của Luật an toàn vệ sinh lao động chỉ quy định người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên mới được hưởng trợ cấp tai nạn lao động. Pháp luật an toàn lao động cần quy định những chính sách, đền bù mà người lao động được hưởng trong trường hợp bị TNLĐ mà mức suy giảm khả năng lao động chưa đến 5% và không hoàn toàn do lỗi của người lao động gây ra; cụ thể quy định người sử dụng lao động phải chi trả chi phí này để góp phần nâng cao nhận thức về đảm bảo an toàn lao động của người sử dụng lao động.

- Đề xuất bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật an toàn lao động về tiêu chuẩn người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế

Về bố trí người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế với tiêu chuẩn có thời gian kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở; pháp luật an toàn chỉ cần quy định là có thời gian, kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất mà doanh nghiệp đang thực hiện, đồng thời quy định về việc huấn luyện đào tạo để người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế đáp ứng được yêu cầu đề ra; qua đó sẽ giao trách nhiệm và sự chủ động cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn cán bộ làm các công tác này và trên hết chính là nâng cao tính khả thi trong việc thực hiện quy định của pháp luật an toàn lao động.

- Về các quy định pháp luật an toàn lao động về chế tài xử lý trong tổ chức bộ máy an toàn lao động ở cơ sở

Công tác tổ chức bộ máy an toàn lao động ở cơ sở có thể coi là nền tảng cho việc thực hiện các quy định của pháp luật an toàn lao động, đây chính là bộ máy tham mưu, triển khai mọi hoạt động liên quan đến việc đảm bảo an toàn lao động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. Vì vậy pháp luật an toàn lao động cần bổ sung quy định các chế tài xử phạt nghiêm minh các hành vi không tổ chức bộ phận Y tế lao động, mạng lưới an toàn vệ sinh viên, Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở.

-Về quy định, tiêu chí năng lực thực hiện các nhiệm vụ an toàn lao động của các Tổ chức

Pháp luật an toàn lao động cần bổ sung quy định, tiêu chí về năng lực thực hiện các nhiệm vụ an toàn lao động của các tổ chức thực hiện nhiệm vụ an toàn lao động để các cơ sở sản xuất, kinh doanh không bố trí được người hoặc không thành lập được bộ phận an toàn lao động có căn cứ để thuê thực hiện nhiệm vụ an toàn lao động. Giống như hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn lao động và quan trắc môi trường lao động được quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP, ngày 15 tháng 5 năm 2016;

việc thực hiện các nhiệm vụ an toàn lao động của các tổ chức theo khoản 5, điều 72 Luật AT,VSLĐ cần được quy định rõ về quy mô tổ chức, người đứng đầu, trụ sở, điều kiện cơ sở vật chất, cán bộ thực hiện, có phải cấp phép đủ điều kiện hoạt động hay không, cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của đơn vị này...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an toàn lao động theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiễn quảng ninh (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)