- Pháp luậtATLĐ quy định, trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không bố trí được người hoặc không thành lập được bộ phận an toàn lao động
5 Ấn phẩm thông tin (Sách, báo, bản tin) Quyển 00 6.000 8.600 6Tổ chức thi tìm hiểu về AT-VSLĐ-PCCN Cuộc
(Nguồn: Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh)
Việc thông tin tuyên truyền pháp luật ATLĐ từ tỉnh đến doanh nghiệp được thực hiện khá bài bản, nội dung và hình thức đa dạng, phong phú (bản tin,
phóng sự, bài viết, tranh ảnh trực quan, video trên xe chở công nhân, tại các nhà giao ca, thi an toàn - vệ sinh viên giỏi, thi viết vẽ, sáng tác thơ,…); hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về pháp luật ATLĐ ở một số doanh nghiệp đã được hệ thống hóa, nâng cao thành các chương trình, kế hoạch giáo dục “tự chủ an toàn”, xây dựng “văn hóa an toàn”...
-Quy định pháp luật về huấn luyện an toàn lao động: Thực hiện có hiệu quả quy định trong việc huấn luyện ATLĐ là rất quan trọng, việc tổ chức huấn luyện đảm bảo chất lượng sẽ cung cấp kỹ năng, nghiệp vụ phòng tránh TNLĐ cho người lao động; kết quả điều tra TNLĐ trên đại bàn tỉnh Quảng Ninh cho thấy, nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động có 4 nhóm nguyên nhân trong đó có hai nhóm nguyên nhân chính xuất phát từ công tác huấn luyện ATLĐ, cụ thể: Do trình độ, kinh nghiệm, tác phong công nghiệp của công nhân còn hạn chế, thiếu thận trọng trong thao tác; chủ quan, vi phạm quy trình, quy định kỹ thuật an toàn; sự phối hợp công việc trong nhóm thợ chưa tốt dẫn đến tai nạn cho bản thân và đồng đội (chiếm 70 đến 80% số vụ); do công tác tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện an toàn lao động; thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả (chiếm 40% số vụ) [21,tr.18].
+ Xác định được tầm quan trọng nêu trên, hàng năm tỉnh Quảng Ninh quan tâm triển khai quy định của pháp luật về nội dung huấn luyện an toàn lao động trong Chương trình Quốc gia về AT,VSLĐ; Đề án quan hệ lao động của tỉnh với 30-50 lớp/năm cho 70-80 người/lớp là người sử dụng lao động, cán bộ làm công tác ATLĐ thuộc các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (100% kinh phí từ chương trình, đề án); hoạt động này được ưu tiên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm phổ cập pháp luật ATLĐ cho các đối tượng nêu trên. Chương
trình Quốc gia của tỉnh còn hỗ trợ 80% kinh phí cho 10-12 lớp/năm với 70 người/lớp cho các doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động. Như vậy riêng huấn luyện theo chương trình Quốc gia về AT,VSLĐ của tỉnh, hàng năm
đã huấn luyện cho 1.000 đến 1.500 người sử dụng lao động và cán bộ làm công tác AT,VSLĐ doanh nghiệp [5, tr.5]. Các doanh nghiệp ngành than, điện, xăng dầu, doanh nghiệp vừa và lớn đã quan tâm thực hiện nghiêm túc quy định về huấn luyện ATLĐ; nội dung và phương pháp huấn luyện ngày càng được đổi mới phù hợp với ngành, nghề và đối tượng huấn luyện; số cán bộ, người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được huấn luyện tăng từ 158.554 người năm 2016 đến 258.554 năm 2018[5, tr.6].
Bảng 2.2. Số liệu công tác huấn luyện ATLĐ của Quảng Ninh từ 2016-2018
TT Các hoạt động ĐVT Năm
2016 2017 2018
1 Số DN dịch vụ huấn luyện Lớp 8 13 16
2 Số DN tổ chức huấn luyện Lớp 172 205 270
3 Số lớp huấn luyện Lớp 2430 2814 4309
4 Người lao động được huấn luyện Lớp 158.554 201.087 258.554
(Nguồn: Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh)
+Đến hết năm 2018, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 16 đơn vị đủ điều kiện hoạt động huấn luyện ATLĐ (được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện ATLĐ của Cục an toàn - Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội), trong đó có 06 tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện gồm: Trung tâm tư vấn pháp luật và Huấn luyện ATLĐ Công đoàn Quảng Ninh, Trường Cao đẳng nghề Than- Khoáng sản TKV, Công ty Cổ phần huấn luyện an toàn Quang Anh, Công ty HTH, Công ty Dịch vụ Huấn luyện ATLĐ Quảng Ninh; Công ty TNHH ASEAN; bên cạnh đó các đơn vị cung cấp dịch vụ huấn luyện ở các địa bàn Hà Nội,Hải Phòng, Hải Dương cũng mở rộng cung cấp dịch vụ huấn luyện ATLĐ trên đại bàn tỉnh Quảng Ninh.
+ Hiện nay, pháp luật an toàn lao động mới chỉ quy định về đối tượng huấn
và đơn vị cung cấp dịch vụ huấn luyện tại Điều 14, Luật AT,VSLĐ và cụ thể hóa bằng Nghị định 44/2016/NĐ-CP, ngày 15/5/2016 của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn lao động và quan trắc môi trường lao động” có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 và Thông tư số 13/2016/TT-BLĐTBXH ngày 16/6/2016, Thông tư số 19/2017/TT- BLĐTBXHngày 03/7/2017 có hiệu lực từ ngày 05/8/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; chỉ trong hơn hai năm áp dụng, ngày 08/10/2018 Thủ tướng Chính phủ đã Ban hành Nghị định 140/2018/NĐ-CP, ngày 15/5/2016 sửa đổi một số nội dung trong công tác huấn luyện ATLĐ, cùng với đó là Thông tư số 31/2018/TT-BLĐTBXH, ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết nội dung này của Nghị định 140/2018/NĐ-CP. Điều đó cho thấy việc các điều khoản của pháp luật về huấn luyện ATLĐ chưa sát và chưa đáp ứng thực tiễn.
+ Tại Quảng Ninh việc thực hiện các quy định của pháp luật về huấn luyện an toàn lao động gặp rất nhiều bất cập, dẫn đến chất lượng huấn luyện an toàn lao động thấp; nguyên nhân là do số lượng đơn vị cung cấp dịch vụ huấn luyện nhiều dẫn đến việc cạnh tranh trong thị trường huấn luyện cao, trong khi pháp luật chưa quy định khung giá, khung chi phí tối thiểu cho việc huấn luyện từng nhóm đối tượng; cùng với việc một số người sử dụng lao động trong khối doanh nghiệp vừa và nhỏ lĩnh vực ít nguy cơ xảy ra TNLĐ có xu hướng tiết giảm chi phí dẫn đến việc các đơn vị giảm giá huấn luyện xuống rất thấp để cạnh tranh làm ảnh hưởng đến chất lượng huấn luyện. Bên cạnh đó pháp luật chưa quy định trách nhiệm của đơn vị huấn luyện đối với chất lượng huấn luyện cho người lao động; đa số các đơn vị cung cấp dịch huấn luyện không năm bắt được công nghệ, quy trình sản xuất của đơn vị cần huấn huyện nên nội dung, giáo trình huấn luyện không sát thực tế. Trên một
khía cạnh khác thì việc kiểm tra các đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức huấn luyện thật hay không cũng rất khó khăn nên để tránh mất thời gian, nhiều người sở dụng lao động đã thỏa thuận với đơn vị cung cấp dịch vụ huấn luyện hoàn thiện hồ sơ hặc tiết giảm thời gian huấn luyện dẫn đến việc thực tiện pháp luật về huấn luyện an toàn lao động không đảm bảo.
-Về xây dựng và thực hiện các nội quy, quy trình an toàn lao động
Thực hiện nghiêm túc các quy trình, nội quy an toàn lao động chính là nền tảng của việc đảm bảo an toàn lao động ở doanh nghiệp. Nội dung của quy trình, nội quy an toàn chính là cơ sở để xây dựng các bài huấn luyện an toàn lao động cho công nhân để nâng cao kỹ năng và các thao tác trong quá trình sản xuất đảm bảo an toàn lao động đối với công việc mình thực hiện. Vì vậy phần lớn doanh nghiệp trong các ngành có nguy cơ cao về TNLĐ (khai khoáng, khai thác đá, xây dựng,...) đã xây dựng và thực hiện tốt các nội quy, quy trình an toàn lao động. Một số các doanh nghiệp vừa và đa số các doanh nhỏ trên địa bàn tỉnh chưa quan tâm thực hiện các quy định của pháp luật về xây dựng và thực hiện nội quy, quy trình về an toàn lao động do nhiều doanh nghiệp này nằm ở lĩnh vực thương mại và dịch vụ - là lĩnh vực ít có nguy cơ xảy tai nạn lao động nên người sử dụng lao động ở các đơn vị này còn chủ quan chưa thực hiện các quy định về pháp luật an toàn lao động (tại Báo cáo chiến dịch thanh tra lao động năm 2016 của Sở LĐ-TB& Xã hội tỉnh có 49/49 đơn vị được thanh tra đều chưa xây dựng đầy đủ nội quy, quy trình theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã được công bố, áp dụng).
-Về thực hiện quy định pháp luật trong quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất, có nguy cơ cao về ATLĐ
Việc thực hiện các quy định của pháp luật từ khai báo, kiểm định, quản lý, sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất, có nguy cơ cao về an toàn lao động nhìn chung được các doanh nghiệp ở Quảng Ninh thực hiện nghiêm túc do đây là
lĩnh vực đặc biệt có thể xảy ra những sự cố, tai nạn nghiêm trọng đe dọa tính mạng của nhiều người nên đây cũng là lĩnh vực mà các cơ quan quản lý thuộc các ngành như Lao động - Thương Binh Xã Hội, Công Thương, Xây Dựng...và UBND các cấp thường xuyên kiểm tra, rà soát và xử phạt các vi phạm do đó đã tạo ra được những nhận thức tích cực của chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
2.2.3.Thực hiện quy định pháp luật về các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn và gây tai nạn lao động
Bảng 2.3. Số liệu tai nạn lao động trên địa bànQuảng Ninh từ 2014-2018 TT Số liệu tai nạn ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng
1 Số vụ tai nạn lao động Vụ 430 360 556 520 526 2.4282 Số người bị TNLĐ Người 436 374 580 533 567 2.490