- Pháp luậtATLĐ quy định, trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không bố trí được người hoặc không thành lập được bộ phận an toàn lao động
2.2.1. Thực hiện quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đối với an toàn lao động
thể đối với an toàn lao động
Xác định an toàn lao động là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước; là yếu tố góp phần phát triển kinh tế, xã hội ổn định, bền vững vì vậy tỉnh Quảng Ninh xác định, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả pháp luật an toàn lao động là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Ngành than, điện luôn là những doanh nghiệp đi đầu với những tiến bộ KHKT như: Hệ thống cảnh báo cháy nổ khí tự động; hệ thống thiết bị khoan thăm dò, phòng ngừa bục nước; hệ thống giàn chống thủy lực hiện đại trong các khu vực khai thác nhằm phòng ngừa sập đổ lò; công nghệ phòng chống điện giật khi làm việc trên lưới điện cao thế [21,tr.20].
-Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động theo
pháp luật an toàn lao động cũng được tỉnh quan tâm thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn, huấn luyện an toàn lao động để không ngừng nâng cao nhận thức cho các đối tượng này, giúp họ nắm bắt để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách nghiêm túc, góp phần hạn chế thấp nhất tranh chấp trong lĩnh vực an toàn lao động. Tỉnh Quảng Ninh có nhiều chính sách, chỉ đạo nhằm tăng cường tính chủ động phòng ngừa trong công tác an toàn lao động; triển
khai thực hiện các quy định của pháp luật an toàn lao động một cách nề nếp, thực chất, hiệu quả (Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 05/12/2013 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW, ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư TW Đảng -khóa XI "về đẩy mạnh công tác an toàn vệ sinh lao động trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế"; Quyết định số 2673/QĐ-UBND ngày 22/08/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia về An toàn- vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016- 2020; Kế hoạch số 3811/KH-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp tăng cường công tác quản lý, thực hiện pháp luật lao động và phòng ngừa TNLĐ giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh; Công văn số 63/LĐLĐ ngày 23/3/2016 của Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh về việc phối hợp rà soát công tác đảm bảo AT,VSLĐ trong hoạt động xây dựng và khai thác mỏ theo Công điện số 180/CĐ-TTG ngày 30/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ...[24,tr.3]). Để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người lao động trong công tác an toàn lao động, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã thực hiện tốt công tác cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho người lao động thông qua việc giải quyết trên 25.000 kiến nghị về ATLĐ; cùng với đó trên 5.000 người sử dụng lao động đã được tổ chức công đoàn cùng ngành Lao động, Bảo hiểm xã hội tỉnh trực tiếp đối thoại, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý về chính sách bảo hiểm xã hội, về Luật An toàn vệ sinh lao động nhằm tạo điều kiện để người sử dụng lao động cũng được đảm bảo thực hiện tốt quyền và nghĩ vụ của mình trong công tác an toàn lao động [14,tr.2].
-Việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn lao động đối với cơ sở sản xuất kinh doanh được thực hiện khá tốt.
(1) Tổ chức bộ phận an toàn lao động, bộ phận Y tế lao động: Qua tìm
hiểu các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tác giả thấy rằng việc tổ chức bộ phận ATLĐ, bộ phận Y tế lao động trong các loại hình doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có thực hiện đều cơ bản đúng theo quy định của pháp luật.Về bố trí người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế theo chế độ chuyên trách, bán chuyên trách của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với tiêu chuẩn bắt buộc về trình độ, bằng cấp thì các doanh nghiệp có tổ chức bộ phận an toàn lao động; bộ phận Y tế lao động đều thực hiện được. Tuy nhiên về tiêu chuẩn trình độ có thời gian kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở từ 01 đến 05 năm thì chỉ các doanh nghiệp đã thành lập và đi vào hoạt động trên một năm và có kế hoạch, lộ trình đào tạo nhân lực cho các vị trí này mới thực hiện được, còn đối với các doanh nghiệp mới thành lập việc này là không thể thực hiện; hơn nữa để đạt được số lượng lao động phù hợp với việc tổ chức bộ phận an toàn lao động, bộ phận Y tế lao động theo quy định đa số các doanh nghiệp đều phải có một quá trình do đó khó có thể chủ động đào tạo người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn “số năm kinh nghiệm” theo quy định của pháp luật an toàn lao động.
(2) Tổ chức mạng lưới an toàn vệ sinh viên: Hiện nay tỉnh Quảng Ninh có 1.387/2.134 (65%) các doanh nghiệp có Công đoàn thành lập được mạng lưới AT,VSV và xây dựng, ban hành được quy chế hoạt động; 86 % AT,VSV có chế độ phụ cấp hàng tháng trên cơ sở phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng AT,VSV. Các cấp công đoàn tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với chuyên môn đồng cấp căn cứ vào tình hình phát triển sản xuất và đặc điểm của doanh nghiệp để từng bước kiện toàn mạng lưới AT,VSV nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hoạt động và tăng cường vai trò giám sát của công đoàn trong thực hiện pháp luật ATLĐ. Quảng Ninh hiện có tổng số 10.833 AT,VSV, tăng 32 người = 0,3% so với năm 2017 (Số AT,VSV của địa phương là 2.842 người, tăng 14 người = 0,5%)[15,tr.7]. Hàng năm các công đoàn cơ sở đều phối hợp với chủ doanh nghiệp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và phương
pháp hoạt động cho mạng lưới AT,VSV đồng thời quan tâm xây dựng, hoàn thiện quy chế hoạt động.
(3) Tổ chức Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở: Tính đến tháng 12/2018 toàn tỉnh có 446 doanh nghiệp có Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở, tăng 11 doanh nghiệp so với năm 2017, bằng 2,5 %. Việc thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở; xây dựng chương trình công tác ATLĐ ở hầu hết các cơ sở, doanh nghiệp vừa và lớn đều thực hiện tốt. Hiện nay trên địa bàn tỉnh, chỉ có ngành than và ngành điện là có 100% đơn vị trực thuộc thành lập Hội đồng BHLĐ. Tuy nhiên với 446 doanh nghiệp có hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở/620 doanh nghiệp phải thành lập trong toàn tỉnh thì số doanh nghiệp có Hội đồng AT,VSLĐ chỉ đạt 72 % [15, tr.5].
+ Thực hiện pháp luật lao động trong tổ chức bộ máy an toàn lao động đầy đủ (bộ phận an toàn lao động, bộ phận Y tế lao động, mạng lưới an toàn vệ sinh viên, Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động) ở doanh nghiệp có thể coi là nền tảng cho việc thực hiện các quy định của pháp luật an toàn lao động, đây chính là bộ máy tham mưu, triển khai mọi hoạt động liên quan đến việc đảm bảo an toàn lao động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay quy định của pháp luật an toàn lao động chưa hề đề cập đến chế tài xử lý các doanh nghiệp không tổ chức bộ phận Y tế lao động, mạng lưới an toàn vệ sinh viên, Hội đồng an toàn,
vệ sinh lao động cơ sở, tại Điều 16, Nghị định 95/2013/NĐ-CP về"xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng"
mới chỉ đề cập đến việc "Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không cử người làm công tác an toàn lao động";
tại Nghị định số 88/2015/NĐ-CP, ngày 07 tháng 10 năm 2015 về sửa đổi mội số nội dung củaNghị định 95/2013/NĐ-CP cũng chưa để cập, bổ sung nội dung này. Chính vì vậy nên số lượng doanh nghiệp thành lập Hội đồng an
toàn, vệ sinh lao động cơ sở thấp và đặc biệt với 1.387 doanh nghiệp/ 8.800 doanh nghiệp phải thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên là rất thấp chỉ đạt 15,8%.
+ Đối với trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không bố trí được người
hoặc không thành lập được bộ phận an toàn lao động thì phải thuê các tổ chức có đủ năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện các nhiệm vụ an toàn lao động nhưng hiện nay pháp luật an toàn lao động chưa có quy định nào quy định về năng lực của thực hiện các nhiệm vụ an toàn lao động của các tổ chức thực hiện các nhiệm vụ an toàn lao động gây khó khăn cho các đơn vị có nhu cầu.
(4) Thực hiện các quy định của pháp luật về lập và thực hiện kế hoạch an toàn lao động; đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn lao động; kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; tổ chức lực lượng ứng cứu; tự kiểm tra an toàn lao động: Tại Quảng Ninh, các đơn vị trong các ngành, nghề có nguy cơ tai nạn lao động cao; các đơn vị có thành lập đầy đủ bộ máy làm công tác an toàn lao động đã cơ bản thực hiện đúng các quy định của pháp luật về về lập và thực hiện kế hoạch an toàn lao động; đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn lao động; kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; tổ chức lực lượng ứng cứu; tự kiểm tra an toàn lao động. Mặc dù về chất lượng các hoạt động này thì chỉ các đơn vị trong ngành than, ngành điện, xăng dầu là đảm bảo; một số các đơn vị còn lại việc lập và triển khai còn mang tính hình thức, chống đối.
-Tại tỉnh Quảng Ninh, vai trò của Liên đoàn Lao động tỉnh về thực hiện quy định pháp luật an toàn lao động được thể hiện tương đối rõ nét, nhất là trong phối hợp với UBND tỉnh và các tổ chức đoàn thể quần chúng tham gia xây dựng pháp luật, chính sách, chế độ về an toàn lao động; phối hợp với Hội đồng nhân dân tỉnh và các sở, ngành của tỉnh kiểm tra, giám sát việc quản lý Nhà nước, việc thi hành các quy định pháp luật an toàn lao động; tham gia đoàn điều tra tai nạn lao động của tỉnh; phát động và triển khai thực hiện các
phong trào quần chúng tham gia công tác ATLĐ, phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm AT,VSLĐ”, vận động người lao động chấp hành nghiêm chỉnh các qui định về an toàn lao động, phát huy sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc; hướng dẫn, tổ chức hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên; thay mặt tập thể người lao động ký thoả ước tập thể có nội dung công tác an toàn lao động; phối hợp xây dựng văn hóa an toàn lao động trong doanh nghiệp.
2.2.2.Thực hiện quy định của pháp luật về các biện pháp, phòng, chống các yếu tố nguy hiểm cho người lao động
-Quy định về thông tin, tuyên truyền
+ Các quy định pháp luật về thông tin, tuyên truyền được các cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở sử dụng lao động quan tâm, chỉ đạo, triển khai thực hiện một cách có hiệu quả. Cao điểm trong hoạt động tuyên truyền là việc tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia AT,VSLĐ - PCCN vào tháng 3 hàng năm (từ năm 2016 trở về trước); tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động - tháng 5 hàng năm (từ năm 2017 trở lại đây) với rất nhiều hoạt động như: Mít tinh hưởng ứng, ký kết giao ước thi đua về ATLĐ...
Bảng 2.1.Một số hoạt động tuyên truyền ATLĐ của Quảng Ninh từ 2016-2018
TT Các hoạt động ĐVT 2016 2017 2018
1 Tổ chức toạ đàm,phỏng vấn Cuộc 25 27 32
2 Các phóng sự, tin, bài Tin 97 82 150