Phù hợp với chính sách của Đảng, Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an toàn lao động theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiễn quảng ninh (Trang 61 - 62)

- Pháp luậtATLĐ quy định, trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không bố trí được người hoặc không thành lập được bộ phận an toàn lao động

4 Số người chết do TNLĐ Người 31 29 29 2017

3.1.1. Phù hợp với chính sách của Đảng, Nhà nước

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng cộng sản Việt Nam

về việc đổi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội, yếu tố “con người” luôn được

Đảng ta quan tâm, chú trọng coi là “nguyên khí quốc gia”, là vừa là mục tiêu vừa

là động lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. “Con người”

dưới góc độ chủ thể của quá trình lao động sản xuất càng được Đảng, Nhà nước

ta đặc biệt quan tâm. Đảng, Nhà nước luôn xác định việc “bảo vệ và phát triển

nguồn nhân lực” là nòng cốt của chiến lược phát triển bền vững nền kinh tế- xã

hội của đất nước. Một trong những vấn đề thuộc chính sách “bảo vệ và phát

triển nguồn nhân lực” đó là công tác an toàn lao động (Bảo hộ lao động). Nhận thức được ý nghĩa chính trị- xã hội và lợi ích của công tác bảo hộ lao động, ngay

từ năm 1959, Đảng ta đã ra chỉ thị số 132 với nội dung cối lõi là “Công tác bảo

hộ lao động phục vụ trực tiếp cho sản xuất và không thể tách rời sản xuất. Bảo vệ tốt sức lao động của người sản xuất là một yếu tố quan trọng để đẩy mạnh sản xuất phát triển, xem nhẹ việc bảo đảm an toàn lao động là biểu hiện thiếu quan điểm quần chúng trong sản xuất”. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI

cũng nêu rõ “ Chú trọng bảo đảm an toàn lao động” gần đây nhất là Chỉ thị số

29-CT/TW, ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư TW Đảng (khóa XI) "về đẩy mạnh

công tác an toàn vệ sinh lao động trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế". Ngoài những chính sách chung về bảo hộ lao động đối với người lao động, Đảng, Nhà nước ta còn quan tâm đến các đối tượng lao động đặc thù như: lao động nữ, lao động chưa thành niên...

Từ những quan điểm, chính sách của Đảng về an toàn lao động, Nhà nước ta đã thể chế hóa thành các quy định pháp luật mang tính bắt buộc, áp dụng chung trong xã hội. Quản lý Nhà nước về công tác an toàn lao động được thực hiện thông qua hệ thống pháp luật an toàn lao động, bao gồm các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn, quy phạm về quản lý và các chế độ, chính sách cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu đảm bảo an toàn tính mạng và sức khoẻ người lao động... Do vậy, khi sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật an toàn lao động, một trong những nguyên tắc mang tính nền tảng đó là phải xuất phát từ những chủ trương, đường lối của Đảng về chính sách về an toàn lao động. Việc hoàn thiện pháp luật an toàn lao động vừa phải đảm bảo kế thừa hợp lý của quá trình pháp điển hóa trước đó vừa đảm bảo phù hợp với thực tiễn trình độ của nền kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an toàn lao động theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiễn quảng ninh (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)