Kết quả phân tích tần số sẽ cho biết thông tin về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, mức thu nhập và mức chi tiêu được trình bày ở các bảng.
3.1.1. Giới tính
Tại Việt Nam, nhiều phụ nữ cũng đã tự mua cho mình căn nhà, hoàn toàn độc lập về tài chính. Theo thống kê của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (2019), tỉ lệ phụ nữ vay tiền qua ngân hàng để mua nhà chiếm 21%, cao gấp 1,4 lần so với nam giới vay tiền. Đặc biệt, tỉ lệ phụ nữ trả nợ đúng hạn luôn cao hơn nam giới. Trong 1.000 phụ nữ vay tiền thì chỉ có 4 phụ nữ trễ hạn, điều đó cho thấy phụ nữ biết cân đối thu chi hơn nam giới.
Bảng 3.1. Phân tích thống kê về giới tính
Diễn giải Số lượng Tỷ lệ (%)
Nam 79 35%
Nữ 144 65%
Tổng 223 100%
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Qua thống kê mô tả cho thấy phần trăm khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ thì Nữ là 65% và Nam là 35%. Việc phụ nữ tham gia vào quá trình chọn nhà nhiều hơn nam giới cho thấy đây là điều bình thường hiện nay. Kết quả thống kê của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng tương đồng với kết quả khảo sát của tác giả. Nhiều phụ nữ được phỏng vấn hiện đang độc thân nhưng vay ngân hàng mua trả góp hoặc đứng tên chung cùng chồng trong giấy tờ.
3.1.2. Độ tuổi
Bảng 3.2. Phân tích thống kê về độ tuổi
Diễn giải Số lượng Tỷ lệ (%)
Dưới 25 17 7,6% 25 – 30 43 19,3% 31 - 35 56 25,1% 36 - 40 67 30,0% Trên 40 40 18,0% Tổng 223 100%
Nguồn: Xử lý dữ liệu khảo sát của tác giả
Nhìn vào Bảng 3.2. ta thấy người dân có độ tuổi dưới 25 chiếm 7,6%, độ tuổi từ 25-30 chiếm 19,3%, độ tuổi từ 31-35 chiếm 25,1%, độ tuổi từ 36-40 chiếm 30% và độ tuổi trên 40 chiếm 18% trong tổng số 223 người được khảo sát.
Một báo cáo nghiên cứu của Viện Đô thị Mỹ (2018) kết luận rằng mua nhà ở độ tuổi trẻ hơn không đồng nghĩa với việc bạn có nhiều tiền hơn ở tuổi già. Theo khảo sát, những người mua ngôi nhà đầu tiên của họ trước 25 tuổi sở hữu khối tài sản trung bình là 130.000 USD ở tuổi 60, ít hơn gần 20.000 USD so với những người trong khoảng 25-38 tuổi. Nguyên nhân là do người mua nhà trước tuổi 25 thường có khoản tích lũy ít hơn nên chỉ mua được những ngôi nhà giá rẻ, diện tích nhỏ, tiềm năng tăng giá thấp hơn so với những ngôi nhà được người trong độ tuổi 25-38 chọn mua.
Kết quả được công bố nhờ vào phân tích dữ liệu thu thập từ hơn 18.000 người Mỹ trong khoảng thời gian 50 năm, từ năm 1968 đến năm 2018. Nghiên cứu nói trên cho biết những người mua nhà trong độ tuổi từ 25-38 gặt hái được nhiều lợi ích nhất về vốn chủ sở hữu nhà (home equity – phần giá trị của ngôi nhà thuộc về người chủ sau khi trừ tiền vay mua nhà mà họ còn nợ) khi bước vào tuổi 60, với giá trị trung bình là 148.625 USD. Trong khi đó, những người mua bất động sản đầu tiên ở độ tuổi cao hơn sẽ sở hữu giá trị tài sản thấp hơn khi họ về hưu.
Như vậy, độ tuổi từ 25-38 được coi là những năm hoàng kim để mua ngôi nhà đầu tiên. Đây là thời điểm người mua đã đi làm được một số năm nhất định, có thu nhập cao hơn và tích lũy được một số vốn cũng như kinh nghiệm sống. Sở hữu một căn nhà đóng vai trò quan trọng trong “sức khỏe” tài chính cá nhân, tạo nền tảng cho bạn phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống, đồng thời cũng là một khoản đảm bảo cho kế hoạch hưu trí.
Kết quả nghiên cứu của Viện Đô thị Mỹ (2018) cũng phù hợp với kết quả khảo sát của tác giả về độ tuổi.
3.1.3. Nghề nghiệp
Bảng 3.3. Phân tích thống kê về nghề nghiệp
Diễn giải Số lượng Tỷ lệ (%) CEO/Chủ doanh nghiệp 30 13,5%
Quản lý 52 23,3%
Nhân viên 63 28,3%
Nghề nghiệp tự do 47 21,0%
Khác 31 13,9%
Tổng 223 100%
Nguồn: Xử lý dữ liệu khảo sát của tác giả
Trong bảng 3.3. cho thấy kết quả về nghề nghiệp của người dân sống tại các căn hộ chung cư trong tổng số 223 người được khảo sát. Theo đó, với những người là giám đốc điều hành hoặc chủ doanh nghiệp có 30 người với tương đương 13,5%, làm quản lý có 52 người với tương đương 23,3%, có 63 người là nhân viên văn phòng với tương đương 28,3%, nghề nghiệp tự do có 47 người với tương đương 21% và nghề nghiệp khác là 31 người với tương đương 13,9%.
Triệu phú người Mỹ, chuyên gia tư vấn làm giàu David Bach (2018) đã phát biểu: "Nếu tình trạng nghề nghiệp không ổn định hoặc vẫn phải sống ở mức kiếm bằng nào tiêu bằng ấy, đừng mua nhà. Bạn phải chắc chắn đến kỳ là trả nợ luôn đủ và đúng hạn". Đồng thời, ông Bach khuyến cáo trong tay nên sẵn tiền đủ trang trải nợ nhà năm đầu tiên trước khi có ý định xuống tiền mua trả góp, vì nhỡ bạn mất việc hoặc thu nhập.
Với khảo sát này, mức nghề nghiệp khác, có thể là đang thất nghiệp hoặc đang sống phụ thuộc vẫn có thể mua căn hộ để sống với tương đương 13,9% số người. Trong khi đó, nhân viên văn phòng là những người sống ở chung cư nhiều hơn cả. Còn lại những người với các nghề nghiệp khác nhau giám đốc, nghề nghiệp tự do là những khách thể sở hữu căn hộ với những tỷ lệ vừa phải, không quá chênh lệch.
3.1.4. Thu nhập
Bảng 3.4. Phân tích thống kê về thu nhập hàng tháng
Diễn giải Số lượng Tỷ lệ (%) Dưới 10 triệu đồng 36 16,1%
Từ 11-20 triệu đồng 78 35,0% Từ 21-30 triệu đồng 57 25,6% Trên 30 triệu đồng 52 23,3%
Tổng 223 100%
Nguồn: Xử lý dữ liệu khảo sát của tác giả
Theo kết quả khảo sát ở Bảng 3.4., trong số 223 người sở hữu chung cư tại TP.HCM thì có 36 người với tương đương tỷ lệ 16,1% có thu nhập hàng tháng ở mức dưới 10 triệu đồng, 78 người với tương đương 35% có mức thu nhập từ 11-20 triệu đồng, 57 người với tương đương 25,6% có mức thu nhập từ 21-30 triệu đồng và 52 người với tương đương 23,3% có mức thu nhập hàng tháng trên 30 triệu đồng.
Ông Phạm Lâm (2019), chủ tịch DRKA Việt Nam chỉ ra, nếu lấy mức thu nhập 20 triệu đồng một tháng làm mốc thì giá chung cư gấp 4-5 lần thu nhập hàng năm. Như vậy, ngay cả người trẻ với mức lương ở mức khá cũng chỉ có thể mua nhà một tỷ đồng. Song bất cập lớn nhất hiện nay là TP.HCM không còn căn hộ giá rẻ phục vụ nhóm đối tượng này. Các dự án chung cư chào bán phổ biến trên thị trường trong vài quý gần đây thấp nhất cũng ở ngưỡng trên dưới 30 triệu đồng mỗi m2, tức vào khoảng 1,5 đến 2 tỷ đồng/căn.
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của tác giả, nhóm có thu nhập với mức 11-20 triệu đồng lại là nhóm đối tượng sở hữu căn hộ cao nhất với 35%. Theo ghi chép của tác giả, nhiều người trong số này mua căn hộ theo hình thức trẻ góp hàng năm và thời hạn vay có khi lên đến 25 năm, số tiền trả góp hàng tháng vào khoảng 9-15 triệu đồng. Đây là nhóm người mong muốn sở hữu nhà theo phương châm “an cư lạc nghiệp” tại TP.HCM. Mặc dù số tiền tích lũy ít nhưng vẫn mong muốn được có một ngôi nhà của chính mình.
3.1.5. Mức chi phí mua căn hộ
Bảng 3.5. Phân tích khách thể về mức chi phí để mua căn hộ
Diễn giải Số lượng Tỷ lệ (%) Dưới 1,5 tỷ đồng 25 11,2% Từ 1,6-2 tỷ đồng 72 32,3% Từ 2,1-2,5 tỷ đồng 51 22,9% Từ 2,6-3 tỷ đồng 48 21,5% Trên 3 tỷ đồng 27 12,1% Tổng 223 100%
Bảng trên diễn giải về mức chi phí mà người dân phải chi ra để sở hữu căn hộ, tương đương với giá bán chung cư trên thị trường tại TP.HCM. Với 223 người được khảo sát, có 25 người tương đương 11,2% chi dưới 1,5 tỷ đồng để sở hữu căn hộ, 72 người tương đương 32,3% chi từ 1,6-2 tỷ đồng để sở hữu căn hộ, 51 người tương đương 22,9% chi từ 2,1-2,5 tỷ đồng để sở hữu căn hộ, 48 người tương đương 21,5% chi từ 2,6-3 tỷ đồng để sở hữu căn hộ và có 27 người tương đương 12,1% chi trên 3 tỷ đồng để có thể sở hữu căn hộ.
Ông Phạm Lâm (2019) cho biết, năm 2016 nguồn cung căn hộ hạng C (chung cư bình dân, giá rẻ) tại TP.HCM chiếm 30% thì đến năm 2018 còn 17-19%. Năm 2019 cơ hội mua được nhà của người trẻ càng thấp do hầu như thị trường không còn xuất hiện loại căn hộ giá trên dưới 1,1-1,5 tỷ đồng một căn. Trong 3-5 năm trở lại đây, giá căn hộ hạng C và hạng B từ mốc 16-21 triệu đồng mỗi m2 nay đã chạm ngưỡng 25-36 triệu đồng mỗi m2. Giá bất động sản không ngừng leo thang đã khiến cơ hội sở hữu nhà ngày càng khó khăn với người trẻ có mức thu nhập từ 15-30 triệu đồng mỗi tháng. Điều đó cho thấy, kết quả khảo sát của tác giả ở mức nhà dưới 15,5 tỷ đồng thường được người dân mua từ 4-5 năm trước. Với mức giá 25-36 triệu đồng mỗi m2, một căn hộ chung cư hiện nay nằm trong khoảng 1,7-2,8 tỷ đồng mỗi căn tùy theo diện tích. Điều này lý giải thực tại về mức chi phí mà người dân chi ra để mua căn hộ hiện nay tại TP.HCM thường dao động trong khoảng 1,6-3 tỷ đồng (tổng 75%).