Lý thuyết bậc thang nhu cầu của Maslow

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức,viên chức thuộc sở công thương thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 29)

7. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1.2.1. Lý thuyết bậc thang nhu cầu của Maslow

Maslow (1943) đề xuất rằng con người cần có những nhu cầu cơ bản cần thực hiện trong cuộc đời mình. Ông giả định rằng trong mỗi con người

Nhu cầu sinh lý bao gồm sự cáu giận, khao khát và các nhu cầu cơ thể khác;

Nhu cầu an toàn bao gồm sự an toàn và được bảo vệ khỏi những tổn hại về tinh thần và thân thể;

Nhu cầu xã hội bao gồm cảm giác yêu mến, sự phụ thuộc, sự chấp nhận và tình bạn;

Nhu cầu được tôn trọng là các yếu tố bên trong như lòng tự trọng, tự do và thành tích cùng các yếu tố bên ngoài như địa vị, sự công nhận và sự quan tâm;

Nhu cầu tự thể hiện là có động lực để trở thành người mà ta muốn trở thành, bao gồm sự trưởng thành, đạt được tiềm năng và hoàn thành nguyện ước của mình.

Mặc dù không có nhu cầu nào có thể được thỏa mãn hoàn toàn nhưng nếu một nhu cầu về căn bản được thỏa mãn thì sẽ không có tạo ra động lực nữa. Do vậy, khi một trong các nhu cầu trên dần được thỏa mãn về cơ bản thì nhu cầu tiếp theo dần sẽ chiếm ưu thế.

Hình 2.1: Tháp nhu cầu

Nguồn: Maslow (1943)

Theo Rainey (2009), Tháp nhu cầu Maslow được xem là lý thuyết nổi bật nhất về nhu cầu của con người và đóng góp những khái niệm cơ bản cho việc nghiên cứu về ĐLLV. Alduaij (2013) khẳng định, Maslow là người tiên phong vĩ đại trong việc phát triển ý tưởng cho rằng các cá nhân (hay các nhóm) sẽ làm việc hiệu quả nhất khi nhu cầu của họ được thỏa mãn. Ý tưởng hợp nhất nhu cầu của cá nhân và nhu cầu của tổ chức có sức thuyết phục rất mạnh mẽ. Điều này cho thấy, khi người lao động được tạo điều kiện thuận lợi để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, thì họ sẽ càng có nhiều động lực để tìm cách theo đuổi mục tiêu cá nhân và thông qua đó đạt được các mục tiêu của tổ chức.Trương Minh Đức (2011) nhận định: “Các lý thuyết tạo động lực đều xoay quanh vấn đề xem xét nhu cầu của con người. Muốn tạo động lực cho nhân viên, trước hết nhà lãnh đạo cần phải quan tâm đến nhu cầu của họ, xem họ có nhu cầu gì và tạo điều kiện cho họ phấn đấu để thỏa mãn nhu cầu”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức,viên chức thuộc sở công thương thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)