Động lực phụng sự công (PSM)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức,viên chức thuộc sở công thương thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 33)

7. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1.2.3. Động lực phụng sự công (PSM)

Theo Perry và Wise (1990), PSM là khuynh hướng một cá nhân phản ứng lại các động cơ chủ yếu từ các cơ quan và tổ chức công. Theo đó, có 3 nhóm động cơ phổ biến của người lao động trong khu vực công bao gồm:

Một là, động cơ duy lý - vốn ít được thừa nhận. Theo đó, động lực để người lao động tham gia vào các hoạt động của nhà nước là vì muốn tham gia vào các quy trình hoạch định chính sách, chương trình có liên quan đến cá nhân của họ hay vì ủng hộ cho một nhóm lợi ích nào đó.

Hai là, động cơ chuẩn tắc - được xem là quan trọng nhất và phổ biến nhất, động lực đề người lao động tham gia vào các hoạt động của nhà nước là vì sự khao khát phục vụ cho lợi ích cộng đồng và những chuẩn mực tốt

Nhân viên bất mãn và không có động lực Nhân tố duy trì Nhân tố thúc đẩy Nhân viên không

còn bất mãn nhưng không có động lực Nhân viên không còn bất mãn và có động lực

Ba là, động cơ duy cảm; lúc này, động lực tham gia là do niềm tin cá nhân vào hoạt động đó là quan trọng đối với xã hội hay xuất phát vì lòng nhân từ.

Đối với phần đo lường PSM, nghiên cứu sử dụng bộ khung câu hỏi của SangMook Kim (2012) đo lường sự hiện diện của PSM với 40 thang đo khác nhau được chia làm 6 nhóm yếu tố. Kết quả cho thấy chỉ có 24 trong tổng số 40 câu hỏi là có ý nghĩa thống kê và nằm trong 4 nhóm mà được gọi với tên gọi phổ biến là Cấu trúc đo lường PSM 4D bao gồm:

Mong muốn tham gia vào các dịch vụ công. Thang đo giúp xác định động lực của người CBCC tham gia vào các quá trình hoạch định chính sách để đem lại giá trị cho toàn thể cộng đồng.

Sự gắn kết với các giá trị công. Thang đo nhằm đánh giá mức độ tin tưởng của CBCC vào những giá trị công điển hình như sự bình đẳng, trách nhiệm, đạo đức công vụ hay sự quan tâm đến thế hệ tương lai.

Lòng trắc ẩn. Thang đo đo lường những phản ứng tâm lý của mỗi cá nhân đối với nhu cầu, hoàn cảnh của những đối tượng khác nhau trong xã hội.

Sự hi sinh của bản thân. Nhóm động cơ này là cần thiết bởi lẽ trong khu vực công, người lao động phải ý thức được việc đặt lợi ích cộng đồng làm ưu tiên hàng đầu trong các quyết định của bản thân.

Ngoài ra, nghiên cứu của Buelens và Broceck (2007) đã chỉ ra rằng nhân viên trong khu vực công có động lực phụng sự cao hơn khi làm việc trong môi trường có tính hỗ trợ cao và không bị gò bó về phong cách làm việc, đồng thời có thể giúp họ cân bằng giữa mối quan hệ công việc - gia đình. Wright và Pandley (2008) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng PSM đến từ lòng trắc ẩn và mong muốn quên mình giúp đỡ mọi người, phục vụ lợi ích xã hội hoặc tham gia vào các dịch vụ công có ý nghĩa.

Một cách tổng quan, có thể định nghĩa về PSM như là tổng hợp những niềm tin, giá trị và tinh thần của các cá nhân trong tổ chức luôn hướng đến lợi ích chung của cộng đồng hơn là lợi ích bản thân và hành động của họ xuất phát từ lòng trắc ẩn, sự hy sinh của bản thân (Perry, 1996). PSM được đo lường thông qua bốn yếu tố là mong muốn tham gia vào các dịch vụ công, sự gắn kết với các giá trị công, lòng trắc ẩn và hy sinh bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức,viên chức thuộc sở công thương thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)