Sự hình thành và phát triển của kinh doanh lữ hành là một tất yếu khách quan của sự phát triển du lịch. Nó xuất phát từ mâu thuẫn trong mối quan hệ cung - cầu du lịch và đặc điểm của sản xuất và tiêu dùng du lịch. Kinh doanh lữ hành có vai trị giữ vị trí trung gian, thực hiện phân phối sản phẩm du lịch và sản phẩm của các ngành kinh tế khác đến với khách du lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đánh giá Đông Á - Thái Bình Dương là một khu vực phát triển năng động và thu hút nhiều khách du lịch quốc tế [8, tr.1]. Với nguồn khách du lịch tiềm năng như vậy, kinh doanh lữ hành cịn đóng vai trị quan trọng với kinh tế Việt Nam.
Tại Việt Nam, ngành du lịch hình thành, phát triển và được pháp luật thừa nhận 5 ngành nghề kinh doanh chính:
(1) Kinh doanh lữ hành
(2) Kinh doanh vận chuyển khách du lịch (3) Kinh doanh lưu trú du lịch
(4) Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch (5) Kinh doanh dịch vụ du lịch khác
Căn cứ vào chức năng, tính chất hoạt động, ngành nghề (2), (3), (4), (5) được sắp xếp vào nhóm các nhà sản xuất du lịch, còn (1) Kinh doanh lữ hành được sắp xếp vào nhóm nhà phân phối sản phẩm du lịch.
Sản phẩm chính của kinh doanh lữ hành là các chương trình du lịch trọn gói, có vai trị vị trí trung gian, ghép nối để cung cầu du lịch gặp nhau, thúc đẩy sự phát triển du lịch trong cũng như ngoài nước. Kinh doanh lữ hành
tác động đến cung và cầu, giải quyết các mối mâu thuẫn giữa cung và cầu. Như vậy vai trò của kinh doanh lữ hành là phân phối sản phẩm của ngành du lịch và các sản phẩm khác. Doanh nghiệp lữ hành cung cấp thông tin cho khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, điểm đến du lịch, các thông tin du lịch cần thiết sẽ được cung cấp cho cả người tiêu dùng du lịch và người cung cấp sản phẩm du lịch. Các thông tin được cung cấp rất rộng và chi tiết như là thông tin về tài ngun, thời tiết, thể chế chính trị, tơn giáo, luật pháp, phong tục tập quán, tiền tệ, giá cả của nơi du lịch cũng như thông tin về dịch vụ được cung cấp. Nội dung thông tin cho nhà cung cấp và điểm đến du lịch bao gồm mục đích chính của chuyến đi, quỹ thời gian rỗi, thời điểm tiêu dùng du lịch, khả năng thanh toán, mức thu nhập dành cho tiêu dùng du lịch, yêu cầu về chất lượng, thói quen của khách du lịch cũng như yêu cầu đặc biệt của khách. Các nhà kinh doanh lữ hành cung cấp thông tin cho nhà cung cấp du lịch, khi có nhiều thơng tin sơ cấp các nhà cung cấp du lịch định hướng được mong muốn của khách du lịch, trên cơ sở đó tạo ra các sản phẩm và dịch vụ du lịch phù hợp.
Dựa vào các nhà kinh doanh lữ hành, các nhà kinh doanh du lịch khác như vận chuyển, lưu trú, ăn uống... sẽ tiêu thụ được số lượng sản phẩm lớn hơn bình thường, ngồi ra việc cung cấp sản phẩm này sẽ có kế hoạch, thường xuyên, ổn định. Với kế hoạch về lượng sản phẩm và lượng khách hàng ổn định, các nhà kinh doanh có thể tập trung nguồn lực cải tạo và phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của mình. Các chi phí quảng cáo, tiếp thị nhờ đó cũng sẽ giảm, cũng như các ngành nghề khác, hoạt động tập trung vào thị trường trung gian sẽ có chi phí nhỏ hơn nhưng thu được kết quả kinh doanh cao hơn. Trên cơ sở hợp đồng đã ký kết giữa hai bên, nhà sản xuất đã chia sẻ rủi ro trong kinh doanh với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành.
Bản chất của kinh doanh lữ hành là du lịch, do đó việc thu hút khách là nhiệm vụ hàng đầu của việc kinh doanh lữ hành. Các doanh nghiệp lữ hành tự tạo mạng lưới marketing, các địa điểm du lịch chỉ cần đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tạo, nâng cấp, việc quảng cáo, nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách du lịch chủ yếu đã được các công ty lữ hành đảm nhiệm.
Đối với khách du lịch, khi sử dụng dịch vụ của các công ty lữ hành, khách du lịch sẽ tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, cơng sức nghĩa là chi phí để thực hiện chuyến hành trình sẽ thấp hơn nhưng nhận được sản phẩm tốt hơn. Với lực lượng hướng dẫn viên chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, khách du lịch sẽ nhận được nhiều thông tin quý giá hơn, khách du lịch sẽ thừa hưởng được kiến thức của các chuyên gia, được đảm bảo sự an tồn, sử dụng quỹ thời gian của mình một cách hợp lý.
Từ việc kết nối các sản phẩm du lịch để cung cấp cho khách hàng, làm đại lý cung cấp thông tin, môi giới sản phẩm du lịch, các công ty lữ hành góp phần lớn vào sự phát triển của du lịch và nền kinh tế.
1.3.2. Vai trò của kinh doanh lữ hành đối với nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và mơi trường sinh thái văn hóa, xã hội và mơi trường sinh thái
Trên thế giới, kinh doanh du lịch lữ hành được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà nó đem lại. Điều này càng thể hiện rõ hơn trước xu thế tồn cầu hóa, khu vực hóa với hội nhập quốc tế hiện nay. Với sự tăng trưởng liên tục trong nhiều thập kỷ qua, kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh du lịch lữ hành nói riêng đã khẳng định là một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia.
Ở Việt Nam, về mặt kinh tế, sự phát triển của kinh doanh du lịch lữ hành đã tác động tích cực vào việc làm tăng, đóng góp vai trị to lớn trong
việc cân bằng cán cân thanh toán ngân sách, đây là tác động trực tiếp nhất của du lịch đối với nền kinh tế. Nhiều địa phương trong cả nước đã thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm thông qua phát triển dịch vụ du lịch lữ hành. Về mặt xã hội, kinh doanh du lịch lữ hành góp phần tạo nhiều việc làm, kích thích khơi phục và phát triển các lễ hội, làng nghề truyền thống. Làm thay đổi diện mạo nhiều địa phương – nơi có các khu du lịch phát triển.
Thơng qua kinh doanh du lịch, các nước có thể mở rộng mối quan hệ đối ngoại, tăng cường sự hiểu biết về đất nước, con người, lịch sử, truyền thống dân tộc của các nước du khách đến thăm; thông qua các hoạt động du lịch để giáo dục lịng u nước, giữ gìn và nâng cao giá trị truyền thống của dân tộc.
Có thể khẳng định, kinh doanh du lịch lữ hành ngày càng có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu ngân sách của Việt Nam, thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu hàng hoá tại chỗ. Kinh doanh du lịch lữ hành có tác động tích cực đối với phát triển các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là ngành thủ cơng mỹ nghệ; góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo ra nhiều việc làm và có thu nhập thường xuyên cho người lao động tại nhiều vùng, miền khác nhau trên cả nước. Làm thay đổi diện mạo và cải thiện điều kiện dân sinh tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo; thúc đẩy bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; là cầu nối giao lưu văn hóa giữa các vùng miền trong nước; góp phần quan trọng đối với cơng tác gìn giữ và bảo vệ tài ngun mơi trường.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế to lớn của kinh doanh du lịch lữ hành đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, thì du lịch vẫn còn tồn tại nhiều thách thức và tiêu cực, buộc nhà nước phải đặt ra những điều kiện đối với hoạt động kinh doanh du lịch nhằm mục đích kiểm tra, giám sát;
Tuy nhiên, nhà nước cần có các cơ chế, chính sách phù hợp với q trình hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng vận động chung của thị trường, để đảm bảo lợi ích của các chủ thể kinh doanh du lịch, mặt khác đảm bảo quyền lợi của khách hàng du lịch cũng như lợi ích chung của quốc gia, dân tộc.
Tiểu kết Chương 1
Việc nghiên cứu quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn của tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay là nhiệm vụ có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn. Trong khi phần lớn các nghiên cứu về điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành ở Việt Nam được tiếp cận trên góc độ quản lý Nhà nước, thì ở Luận văn này tác giả thực hiện nghiên cứu trên quan điểm, nền tảng kiến thức về điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành. Cách tiếp cận khoa học này được thể hiện ngay từ Chương 1. Những vấn đề lý luận về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành, cụ thể:
- Làm rõ khái niệm về dịch vụ du lịch lữ hành, trong đó phân tích các khái niệm về du lịch và khái niệm về kinh doanh lữ hành.
- Nêu được đặc điểm kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành, trong đó phân tích kinh doanh du lịch lữ hành là một hoạt động dịch vụ, một ngành nghề trung gian, ngành nghề kinh doanh có điều kiện và có tính thời vụ.
-Nghiên cứu, phân tích vai trị của kinh doanh lữ hành đối với nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và mơi trường sinh thái.
Từ việc nghiên cứu và làm rõ các lý luận về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành, kết hợp với phương pháp nghiên cứu là cơ sở để tác giả tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng ở Chương 2 và đề ra các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành ở Chương 3.
Chương 2