Phương hướng hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 64 - 66)

lịch lữ hành

- Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực tham gia vào q trình hội nhập kinh tế quốc tế như gia nhập WTO, Cộng đồng kinh tế ASEAN, ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA), Hiệp đinh đối tác tồn diện xun Thái Bình Dương (CT TTP)… ngành Du lịch Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức khơng nhỏ, địi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh; Một trong những cách tiếp cận để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch là nghiên cứu xu hướng nhu cầu của du khách để tạo ra những sản phẩm mới, hấp dẫn, đáp ứng đúng nguyện vọng và mang đến sự hài lịng cho du khách. Do đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tiến hành rà sốt lại tồn bộ các văn bản pháp luật quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch, từ đó tham mưu trình cấp có thẩm quyền loại bỏ những quy định không phù hợp, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, việc đặt ra các quy định về điều kiện kinh doanh là hết sức cần thiết, tuy nhiên chỉ nên quy định những ngành, nghề kinh doanh khi thực hiện mà có nguy cơ gây ảnh hưởng lớn đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, thuần phong mỹ tục của dân tộc thì mới quy định về điều kiện kinh doanh. Bên cạnh đó, việc xây dựng các điều kiện kinh

doanh đối với một số ngành, nghề cũng cần phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cá nhân, tổ chức gia nhập thị trường, điều kiện để doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh; Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh; Phát huy tính sáng tạo của cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh; Tác động đồng đều đến các doanh nghiệp; Hạn chế rủi ro và tiết kiệm chi phí cho các chủ thể kinh doanh.

- Cần đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến và liên kết du lịch. Cụ thể, cần tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến, tạo ra các sản phẩm du lịch phù hợp với đặc thù của từng địa phương. Việt Nam cần thành lập Quỹ Xúc tiến du lịch quốc gia để tăng cường hơn nữa việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế; Xây dựng những sản phẩm du lịch mới, tuyến du lịch liên vùng nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, xây dựng cơ chế phối kết hợp các hoạt động du lịch giữa các tỉnh trong vùng với các địa phương khác để du lịch thực sự trở thành một hoạt động thơng suốt, có tính cạnh tranh cao hơn.

- Chất lượng sản phẩm du lịch phụ thuộc nhiều vào việc cơ sở hạ tầng có được đầu tư tốt hay khơng và thái độ phục vụ cũng như trình độ của đọi ngũ nhân viên ngành du lịch như thế nào. Vì vậy, cần chú trọng đến việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong đó tập trung đào tạo kỹ năng nghề, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của ngành du lịch trong giai đoạn hội nhập quốc tế.

-Các cơ quan chức năng cần thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để kiểm sốt chất lượng dịch vụ du lịch, minh bạch hóa các thủ tục hành chính, áp dụng một cửa liên thơng trong đăng ký đầu tư, kinh doanh để cho các hoạt động này được thực hiện một cách thuận lợi và tiết kiệm nhất. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, nâng cao ý thức cơng vụ, kiên quyết xử lý những cán bộ có

hành vi vi phạm, tiêu cực gây khó khăn cho những tổ chức, cá nhân khơng thực hiện quy định; bên cạnh đó cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch; tăng cường sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại, khai thác hiệu quả Internet, thiết lập hệ thống co sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác quản lý nhà nước về du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)