Điều kiện về cấp thẻ và hành nghề hướng dẫn viên du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 41 - 46)

Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Du lịch 2017, thì “Hướng dẫn

du lịch là hoạt động cung cấp thông tin, kết nối dịch vụ, dẫn khách du lịch, hỗ trợ khách du lịch sử dụng các dịch vụ theo chương trình du lịch”. Hướng dẫn

viên du lịch đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh lữ hành, họ chính là người nhận nhiệm vụ thay mặt cho công ty lữ hành giám sát, kiểm tra các nhà cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch, hướng dẫn khách du lịch, bảo vệ quyền lợi của khách du lịch trong quá trình diễn ra chương trình. Đối với hoạt động kinh doanh, hướng dẫn viên du lịch là thước đo chính để đánh giá chất lượng dịch vụ lữ hành. Điều kiện về cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch và hành nghề hướng dẫn viên được quy định cụ thể như sau:

2.1.4.1. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch

Tại Điều 59 Luật Du lịch 2017 quy định chung về điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa, hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch tại điểm như sau:

-Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;

-Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

-Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy;

Bên cạnh những điều kiện chung về cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, thì từng đối tượng hướng dẫn sẽ có quy định điều kiện riêng, cụ thể:

1) Đối với hướng dẫn viên du lịch nội địa phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành hướng dẫn du lịch; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa.

2) Đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành hướng dẫn du lịch; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế và phải sử dụng thành thạo ngoại ngữ đăng ký hành nghề.

3) Đối với hướng dẫn viên tại điểm phải đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm do cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tổ chức.

So với Luật Du lịch 2005, thì Luật Du lịch 2017 có thay đổi điều kiện về trình độ văn hóa đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Nếu như Luật Du lịch 2005 yêu cầu hướng dẫn viên du lịch quốc tế phải có trình độ cử nhân chun ngành hướng dẫn du lịch trở lên [12], thì Luật Du lịch 2017 quy định người có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên đủ điều kiện để được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và phải sử dụng thành thạo ngoại ngữ đăng ký hành nghề [14].

Quy định mới của Luật Du lịch 2017 theo hướng mở, nhằm tạo điều kiện thu hút nhiều hơn nữa lực lượng lao động được đào tạo nghề tham gia nghề hướng dẫn du lịch, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, của người lao động và thực tiễn công tác đào tạo ở nước ta hiện nay. Tương tự quy định đối với hướng dẫn viên du lịch nội địa, người tốt nghiệp cao đẳng chuyên nghiệp hoặc cao đẳng nghề trở lên đủ điều kiện về trình độ văn hóa để được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

Bên cạnh đó, Luật Du lịch 2017 bổ sung thêm đối tượng là hướng dẫn viên du lịch tại điểm, và đối tượng này Luật không quy định yêu cầu về trình độ. Để được cấp thẻ, người đề nghịcấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm do cơ quan

chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tổ chức. Thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm thuộc trách nhiệm của Sở Du lịch.

2.1.4.2. Điều kiện về hành nghề hướng dẫn viên

Luật Du lịch 2017 bổ sung quy định về điều kiện hành nghề để tạo điều kiện cho hướng dẫn viên được tự do lựa chọn đăng ký với tổ chức quản lý (doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp). Cụ thể, tại khoản 3 Điều 58 quy định hướng dẫn viên du lịch chỉ được hành nghề khi đáp ứng cả 3 điều kiện sau:

-Có thẻ hướng dẫn viên du lịch;

- Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;

-Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân cơng của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch.

Các quy định về hướng dẫn viên nêu trên, thể hiện tinh thần nâng cao trình độ nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm của hướng dẫn viên du lịch trong hoạt động hướng dẫn. Luật Du lịch 2017 còn quy định 1 Điều (Điều 66) về trách nhiệm quản lý hướng dẫn viên du lịch.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch về số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế giai đoạn 2005 – 2018, cả nước có 14.397 Doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trong đó có 549 doanh nghiệp nhà nước, 5.031 doanh nghiệp cổ phần, 196 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, 9.836 cơng ty TNHH và 89 doanh nghiệp tư nhân.

Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế giai đoạn 2005 - 2018

Loại hình doanh nghiệp

Doanh Năm Doanh Cơng ty Doanh Doanh nghiệp có

nghiệp nhà nghiệp cổ nghiệp tư vốn đầu Tổng số

nước TNHH phần nhân tư nước

ngoài 2005 119 222 74 3 10 428 2006 94 276 119 4 11 504 2007 85 350 169 4 12 620 2008 69 389 227 4 12 701 2009 68 462 249 4 12 795 2010 58 527 285 5 13 888 2011 13 621 327 4 15 980 2012 9 731 371 6 15 1.132 2013 9 845 428 8 15 1.305 2014 8 949 474 9 15 1.456 2015 7 1.012 475 10 15 1.519 2016 5 1.081 489 10 15 1.600 2017 5 1.164 556 11 16 1.752 2018 1.207 788 7 20 2.022

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)