3.1.1.1. Bối cảnh quốc tế
Tồn cầu hóa, cạnh tranh quốc tế gia tăng, Việt Nam là thành viên WTO, đang hội nhập sâu, toàn diện và chịu tác động mạnh mẽ những tác động và xu hướng chung toàn cầu. Du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh và lớn nhất trên thế giới. Các nước phát triển đang khai thác lợi thế quốc gia về tài nguyên độc đáo, bản sắc dân tộc để phát triển du lịch, du lịch trở thành cơng cụ hữu hiệu xóa đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực năng động và thu hút du lịch mạnh mẽ, trong đó có Việt Nam nổi lên là điểm đến với những giá trị đặc sắc, hấp dẫn mới.
Tuy nhiên, diễn biến khủng hoảng kinh tế, bất ổn an ninh, chính trị ở nhiều nơi trên thế giới, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu… tác động khó lường tới hoạt động kinh doanh du lịch.
Nhu cầu du lịch thay đổi hướng tới những giá trị truyền thống, giá trị tự nhiên và giá trị sáng tạo. Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch cộng đồng, du lịch hướng về nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch. Kinh tế tri thức và ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động du lịch đang trở thành xu hướng toàn cầu. Những xu hướng đó địi hỏi ngành du lịch mỗi quốc gia cần có những chính sách pháp luật tương ứng. Với những
xu hướng đó thì ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch Quảng Ninh nói riêng cần có những chiến lược và chính sách mới.
3.1.1.2. Bối cảnh trong nước
Điều kiện chính trị ổn định, ngoại giao mở rộng, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với phát triển du lịch cùng với thành tựu phát triển du lịch giai đoạn vừa qua tạo đà quan trọng cho du lịch phát triển lên tầm cao mới. các Nghị quyết của Đảng qua các kỳ Đại hội đã xác định du lịch là ngành kinh tế dịch vụ quan trọng cần thúc đẩy phát triển thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Luật du lịch đã đi vào cuộc sống; Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2010 – 2020, Quy hoạch tổng thể du lịch 2010 – 2020, Chương tình hành động quốc gia về du lịch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia, Chương trình hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch và các đề án phát triển dịch đã mang lại kết quả tăng trưởng đáng kích lệ. Năm 2018, được coi là năm thành công của du lịch Việt Nam, đón trên 15,6 triệu lượt khách quốc tế (tăng 2,7 triệu lượt với năm 2017), 80 lượt khách nội địa (tăng 6,8 triệu lượt khách so với năm 2017), tổng thu nhập du lịch đạt trên 620.000 tỷ đồng, trong đó Quảng Ninh đón 12,5 triệu lượt khách, thu nhập du lịch 24.000 tỷ đồng. Đầu tư du lịch được đẩy mạnh, kết câu hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch được cải thiện nâng cấp từng bước hiện đại; sản phẩm du lịch mở rộng loại hình và chất lượng được nâng dần; xúc tiến quảng bá du lịch được quan tâm; quản lý nhà nước về du lịch được đổi mới; nhận thức du lịch ngày càng cải thiện.
Tuy nhiên, kết quả tăng trưởng trên chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của đất nước. Khung pháp lý, chính sách phát triển du lịch và nhận thức du lịch thiếu đồng bộ; nhân lực du lịch thiếu tính chuyên nghiệp và chưa đáp ứng cả về cơ cấu và chất lượng; quản lý còn lỏng lẻo; quy hoạch, khai thác tài nguyên, bảo vệ mơi trường du lịch cịn nhiều bất cập. Những hạn chế, yếu
kém đó dịch vụ du lịch cịn đơn điệu, trùng lắp, hệ thống pháp luật quản lý về du lịch còn mâu thuẫn, chồng chéo.
Mặt khác, khó khăn chung của nền kinh tế, lạm phát gia tăng, thiên tai, dịch bệnh, pháp luật chưa nghiêm, tệ nạn xã hội, an toàn giao thông… đang là trở ngại không nhỏ đối với ngành du lịch. Do đó, địi hỏi phải có chiến lược để xác định quan điểm, mục tiêu, những định hướng và giải pháp để nhằm tạo bước đột phá về tính chuyên nghiệp trong phát triển và quản lý du lịch.