Việc áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành ở Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 59 - 62)

Việc áp dụng pháp luật về kinh doanh du lịch lữ hành của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được thực hiện đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực du lịch. Quảng Ninh là tỉnh tiếp giáp biên giới Trung Quốc, do đó hoạt động kinh doanh lữ hành đón khách du lịch Trung Quốc tại địa bàn cũng được quan tâm quản lý tương đối tốt. Tuy nhiên, công tác tổ chức kinh doanh và quản lý đối với hoạt động này vẫn còn tồn tại, như: Việc buông lỏng quản lý hoạt động của các Chi nhánh, Văn phòng đại diện của các Doanh nghiệp dẫn đến hoạt động đón khách có nhiều lộn xộn, cạnh tranh thiếu lành mạnh; Giá tour thấp, dẫn đến chất lượng phục vụ rất thấp; Thiếu hướng dẫn viên, hướng dẫn viên chưa chuyên nghiệp; Các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, chưa thực sự xây dựng hình ảnh thương hiệu, chất lượng dịch vụ uy tín để giới thiệu cho du khách; Một số doanh nghiệp trong và ngoài ngành du lịch khơng có chức năng và các điều kiện kinh doanh lữ hành nhưng vẫn chào bán và tiếp thị các chương trình du lịch; Cạnh tranh giá cả giữa các doanh nghiệp do bị phía Trung Quốc ép giá, dẫn đến các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nhận khách với mức giá thấp, thậm chí có những chương trình du lịch với giá “0” đồng. Các doanh nghiệp lữ hành nhận khách của Việt Nam buộc phải đưa khách đến các địa điểm bán hàng lưu niệm; ép khách mua thêm các tour du lịch với giá cao, gây bức xúc cho du khách và ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Quảng Ninh…

Nhận thức được những mối nguy hại từ hoạt động này, trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành một số quy định nhằm ngăn chặn tình trạng

trên, cụ thể như: Ban hành quy định mức giá sàn tối thiểu cho các doanh nghiệp lữ hành đón khách Trung Quốc làm cơ sở cho việc kiểm sốt giá tour và tính thuế đối với các doanh nghiệp; Quy định về mức giá dịch vụ tối thiểu đối với du khách để kiểm sốt chất lượng dịch vụ; Các bảng thơng báo giá dịch vụ, khuyến cáo dành cho khách du lịch để khách biết, tránh tình trạng bị các doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên lừa gạt mua thêm dịch vụ với giá cao, mua bán tại các cửa hàng “chặt chém” du khách. Đồng thời, tổ chức buổi làm việc với cơ quan quản lý du lịch của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc để phối hơp xử lý, ngăn chặn hoạt động kinh doanh lữ hành chất lượng kém. Các ngành chức năng triển khai chiến dịch cao điểm làm sạch môi trường kinh doanh du lịch bằng các cuộc thanh tra, kiểm tra gắt gao, quyết liệt đối với hoạt động kinh doanh lữ hành, các khách sạn, nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ, điểm tham quan, mua sắm...; Xử lý nghiêm các vi phạm với mức cao nhất, đặc biệt là các điểm bán hàng cho khách du lịch Trung Quốc.

Tỉnh Quảng Ninh cũng tăng cường quản lý chặt chẽ mục đích nhập cảnh của người nước ngoài và các cá nhân người nước ngoài nhập cảnh hoạt động du lịch trái pháp luật; tiến hành điều tra, xác minh những doanh nghiệp vi phạm, tiến hành xử lý nghiêm, làm điểm đối với những trường hợp vi phạm. Cùng với đó, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường quản lý hoạt động phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh, trong đó có quy định các tiêu chí bắt buộc phải thực hiện đối với các cơ sở bán hàng phục vụ khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch Trung Quốc.

Tiểu kết chương 2

Nghiên cứu tổng kết và đánh giá thực hiện áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh để thấy được những khó khăn, hạn chế. Hoạt động kinh doanh dịch

vụ du lịch lữ hành ngày càng được phát triển và mở rộng, sự phát triển này cũng tạo nên nhiều bất cập trong cơng tác quản lý nhà nước; Bên cạnh đó cùng với hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO cũng như các cam kết trong thực hiện Hiệp định CPTPP, thì Luật Du lịch 2017 bắt đầu có những hạn chế, bất cập. Từ đó, cho thấy sự cần thiết phải có những quy định cụ thể, rò ràng hơn đối với các điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành.

Bởi các lý do nêu trên, tại Chương này, tác giả đã tập trung phân tích làm rõ các vấn đề sau:

- Phân tích thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành tại Việt Nam, trong đó phân tích cụ thể thực trạng về các điều kiện trong kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành,như: Điều kiện đối với người điều hành doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, điều kiện về ký quỹ, điều kiện về cấp thẻ và hành nghề hướng dẫn viên; đồng thời cũng phân tích rõ thực trạng thực hiện các cam kết của Việt Nam khi tham gia WTO về phát triển dịch vụ du lịch.

-Từ phân tích thực trạng chung, tác giả đã làm rõ thực trạng áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành tại Quảng Ninh, trong đó nêu được những hạn chế của pháp luật cũng như những bất cập trên thực tế của Quảng Ninh trong thi hành và áp dụng điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành.

Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn tại Chương II, tác giả đã đặt ra yêu cầu nghiên cứu và hoàn thiện, đồng thời đưa các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành tại Chương III Luận văn.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)