- Giải pháp hồn thiện chính sách, pháp luật: Cơng tác quản lý nhà nước về du lịch tại Việt Nam còn chậm được đổi mới; Luật du lịch và các luật liên quan, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn còn thiếu đồng bộ và chưa huy động được các nguồn lực cho du lịch. Nhiều chính sách cịn chồng chéo, mâu thuẫn nhau. Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành chưa được hình thành và hợp chuẩn khu vực và quốc tế; thủ tục hành chính cịn rườm rà, đặc biệt là thủ tục thị thực xuất nhập cảnh và quy trình quản lý chất lượng dịch vụ cịn nhiều yếu kém. Vì vậy, việc hồn thiện hệ thống pháp luật và ban hành các chính sách đột phá để đáp ứng hoạt động kinh doanh du lịch là cần thiết:
+ Cần có quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch, bởi quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch của Việt Nam chưa tốt, chưa sử dụng triệt để những tiềm năng sẵn có; quy hoạch manh mún, tự phát, không cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới về kinh doanh du lịch, do đó cần phải có một quy hoạch tổng thể và thống nhất;
+Cần có chính sách để kết nối thêm nhiều đường bay tới các thị trường du lịch trọng điểm; có chính sách visa thơng thống, đơn giản hố các thủ tục, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xuất nhập cảnh để rút ngắn thời gian cho hành khách, thực hiện cấp visa trực tuyến; xây dựng chính sách đào tạo,
bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là đội ngũ quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch, đặc biệt là đội ngũ xây dựng và thực thi chính sách, đội ngũ nhân lực làm công tác kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực du lịch;
+Trung ương cần có cơ chế phân cấp, phần quyền cho chính quyền địa phương chủ động trong công tác quản lý nhà nước đối với kinh doanh hoạt động du lịch mang tính đặc thù của địa phương.
- Giải pháp về công nghệ: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, chính phủ, doanh nghiệp, kinh doanh, tổ chức, cá nhân, an ninh… không ngoại lệ, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức và cơ hội do cách mạng công nghiệp 4.0 tác động tới. Việt Nam hiện ở vị trí thứ 17 trong bảng xếp hạng những quốc gia có mức độ phổ cập Internet hàng đầu thế giới và có hơn 53% dân số sử dụng Internet hàng ngày, ngồi ra có 90% khách du lịch nước ngồi đến Việt Nam tra cứu thông tin du lịch qua Internet.
Hiện nay, hầu như 100% doanh nghiệp lữ hành đã vận dụng Internet trong việc phát triển du lịch nhưng vẫn còn ở những giai đoạn sơ khai. Nhiều doanh nghiệp mới chỉ ứng dụng Internet vào hoạt động truyền thông cho sản phẩm du lịch, nếu chỉ dừng lại ở giai đoạn như này, thì chưa thể khai thác được hết lợi thế của công nghệ trong cạnh tranh, quản lý và điều hành của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành cần thực hiện:
+Liên kết với các doanh nghiệp công nghệ thông tin, các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ trong chuỗi du lịch gồm nhà hàng, vận chuyển, khách sạn, đơn vị lữ hành, các ngân hàng, bảo hiểm…. Với đặc thù là một ngành dịch vụ, ngành Du lịch được hình dung có rất nhiều khâu, đối với khách du lịch, sẽ phải tìm địa chỉ, seach trên mạng, tìm kiếm hotel, tìm các chỗ đi lại và
giá cả hợp lý; do đó, liên kết để tạo điều kiện thuận tiện cho khách hàng khi đặt riêng lẻ hoặc tổng hòa các dịch vụ du lịch chỉ bằng một ứng dụng qua Internet là hết sức cần thiết;
+ Đẩy mạnh hoạt động đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng trực tuyến chuyên nghiệp. Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch, khách hàng không chỉ cần thông tin chi tiết để lựa chọn chuyến đi mà còn cần mua dịch vụ từ xa một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Vì vậy, các doanh nghiệp cần bổ sung ngân sách dành cho hoạt động số hóa dữ liệu nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của doanh nghiệp.
- Giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh: Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực tham gia vào q trình tồn cầu hóa, như gia nhập WTO, Cộng đồng kinh tế ASEAN, đàm phán ký kết các hiệp định thương mại tự do… ngành Du lịch Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức khơng nhỏ, địi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Một trong những cách tiếp cận để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch Việt Nam là nghiên cứu xu hướng nhu cầu của du khách để tạo ra những sản phẩm mới, hấp dẫn, đáp ứng đúng nguyện vọng và mang đến sự hài lịng cho du khách. Chính vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh, ngành Du lịch cần tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch; khuyến khích đầu tư nâng cấp và phát triển mạnh mẽ hơn nữa cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; tập trung phát triển các tiềm năng du lịch đặc thù của các địa phương trên cơ sở khai thác tiềm năng du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch biển đảo.
Ngoài ra, để đạt được những mục tiêu đề ra ngành Du lịch phải có những giải pháp, như: Có chính sách thị thực tạo thuận lợi cho phát triển du lịch; Tăng nguồn lực cho quảng bá, xúc tiến, hỗ trợ phát triển Du lịch; Đảm bảo mơi trường an ninh, an tồn cho khách du lịch; Phát triển sản phẩm du lịch, kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch; đầu tư hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
du lịch đi đôi với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và liên quan đến du lịch. Hoạch định chiến lược phát triển du lịch trên các lĩnh vực như chất lượng phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam, chiến lược marketing; Thực hiện quy hoạch và đầu tư phát triển gắn liền với triển khai thực hiện các chương trình, đề án phát triển du lịch.
Bên cạnh đó, ngành Du lịch Việt Nam cần có sự hợp tác kết nối với các cấp các ngành, chính quyền các địa phương vào cuộc một cách quyết liệt, đồng bộ mạnh mẽ, nhằm nâng cao chất lượng cải thiện môi trường Du lịch, xóa bỏ tình trạng ăn chặn, chặt chém du khách, niêm yết cơng khai giá, duy trì các đường dây nóng để kịp thời xử lý các phản ánh của du khách.