Bên cạnh những điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ kinh doanh du lịch, Quảng Ninh còn gặp nhiều hạn chế trong áp dụng về điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành theo quy định và khó khăn xuất phát từ tình hình thực tế tại địa phương, cụ thể:
- Hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến điều kiện kinh doanh du lịch còn chưa thống nhất, thiếu đồng bộ. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch còm chậm, chưa kịp thời, gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương trong cả nước, bởi du lịch vốn là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng.
- Thẩm quyền và phạm vi thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền về du lịch chưa cao. Phương thức, quy trình thực hiện thanh tra, kiểm tra cịn nhiều hạn chế, việc phối hợp trong cơng tác này chưa có quy định cụ thể cho các ngành.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch còn nhiều chắp vá, thiếu hệ thống. Liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong phát triển nguồn nhân lực chưa chặt chẽ, và khơng có sự thống nhất.
- Sự phối hợp trong quản lý hoạt động du lịch giữa các cơ quan chức năng tại địa phương chưa thật sự chặt chẽ, trong khi đó pháp luật chưa có quy định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư trong quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch.
Tại Quảng Ninh, thực trạng quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch cịn gặp nhiều khó khăn, cụ thể:
+Quản lý hoạt động xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch Quảng Ninh
Quản lý hoạt động xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch được Sở Du lịch Quảng Ninh thực hiện. Theo đó, Sở Du lịch là cơ quan thực hiện việc tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực du lịch như tuyên truyền, kêu gọi
vốn đầu tư, hỗ trợ cho vay, đầu tư cơ sở hạ tầng, đảm bảo an ninh, hỗ trợ nhân lực cho các lễ hội, các cơ sở kinh doanh,…; ban hành các ấn phẩm, hướng dẫn du lịch theo chuyên đề phù hợp với từng thị trường và từng đối tượng khách hàng; thông qua các lễ hội, hội chợ... để chuyển tải những nét độc đáo đến với du khách.
Đối với hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch, hoạt động này được quản lý trên tinh thần phát triển ngành, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức hoạt động, bên cạnh sự hỗ trợ của chính quyền tỉnh do Sở Du lịch làm đại diện. Qua các hoạt động trên, Sở Du lịch tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với ngành Du lịch bằng hình thức quản lý nguồn vốn, tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách, các thủ tục để đưa hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vào khuôn khổ và theo đúng định hướng của Đảng, nhà nước, chính sách và pháp luật.
Đối với hoạt động quảng bá du lịch, nguyên tắc hoạt động của các chương trình quảng bá du lịch là: Nhà nước quảng bá điểm đến, doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức quảng bá sản phẩm, dịch vụ du lịch phục vụ du khách. Không chỉ trong nước, tỉnh Quảng Ninh cũng phối hợp với đại sứ quán Việt Nam ở nước ngồi, các cơng ty nước ngồi, các doanh nghiệp trong nước hoạt động có yếu tố nước ngồi để mở các tour du lịch, phát hành các ấn phẩm tổ chức các buổi giới thiệu du lịch đến quốc tế. Nhờ có xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch tốt, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút được lượng khách du lịch khá ổn định.
Bên cạnh những kết quả nổi bật nêu trên, một số hạn chế vẫn cịn tồn tại trong cơng tác quản lý hoạt động xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch địi hỏi cần có biện pháp khắc phục, đó là: Hạn chế trong việc kêu gọi đầu tư trong và ngồi nước do cơ chế kiểm sốt tài chính, ngân sách, cơ chế kiểm sốt đầu tư nước ngồi chưa phù hợp; Các văn bản chỉ đạo, điều hành chung
của cơ quan nhà nước liên quan đến hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch còn nhiều bất cập, cản trở việc tổ chức các hoạt động giới thiệu, tuyên truyền cho ngành du lịch trên địa bàn tỉnh; Các lễ hội còn nhiều bất cập trong khâu tổ chức và quản lý, làm ảnh hưởng xấu đến bộ mặt ngành Du lịch của tỉnh; Việc quản lý các khu di tích cịn chồng chéo, hoặc chưa được quản lý đầy đủ, nhất là các khu di tích nhỏ vẫn do người dân địa phương quản lý theo kiểu tự phát, gây khó khăn cho việc quản lý đầu tư, quảng bá hình ảnh đến khách du lịch.
Những hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có cả chủ quan và khách quan, cụ thể là: Cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật phục vụ cho lĩnh vực đầu tư nói chung, đầu tư cho lĩnh vực du lịch nói riêng chưa hồn thiện, cịn nhiều khiếm khuyết, làm giảm hiệu quả của việc quản lý nhà nước cũng như các hoạt động đầu tư, kêu gọi đầu tư từ phía doanh nghiệp; Nhân sự quản lý nhà nước trong việc quản lý hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch còn yếu về nhiều kỹ năng thực tế như ngoại ngữ, tin học, kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp cũng như nền tảng lý luận khoa học; Chưa nhận được sự ủng hộ của người dân trong việc quản lý các di tích nhỏ, một hệ thống tồn tại rất nhiều trên địa bàn tỉnh.
+Thực trạng quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch
Chủ thể quản lý các hoạt động du lịch là bộ máy chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh. Cụ thể là, Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan đứng đầu, chỉ đạo Sở Du lịch phối hợp với ủy ban nhân dân các thành phố thuộc tỉnh, các huyện, các sở, các đơn vị chuyên môn cùng chung tay quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch. Như vậy, có thể thấy bộ máy quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh tương đối lớn và cơ chế hoạt động có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ, rộng khắp, do đây là một ngành mang lại nhiều lợi nhuận, thu ngân sách cao cho tỉnh, tuy nhiên cũng rất phức tạp, đòi hỏi nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Đối tượng hoạt động kinh doanh du lịch là các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trên địa bản tỉnh. Các đối tượng này hoạt động trên tất cả mọi lĩnh vực thuộc ngành dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, có sự phân chia thị phần, lĩnh vực khá rõ rệt và bền vững trong hoạt động kinh doanh của cả hai đối tượng này do yếu tố tiềm lực, quy mô và năng lực chi phối: Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch luôn là những nhân tố tiên phong, mang nhiều lợi thế về tài chính, nhân sự để có thể tạo ra những đột biến trong ngành Du lịch của tỉnh. Với sự tham gia của đông đảo các đối tượng kinh doanh du lịch và sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chính quyền, cho nên hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh những năm qua cũng khá nề nếp, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho địa phương.
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng kể, nhưng vẫn còn tồn tại hạn chế trong hoạt động quản lý kinh doanh du lịch tại tỉnh Quảng Ninh, đó là thiếu sản phẩm du lịch chất lượng cao, thiếu cơ sở lưu trú cao cấp. Điều này cũng làm giảm doanh thu, cũng như không khai thác được nhu cầu về dịch vụ cao cấp của một lượng lớn khách du lịch.
Nguyên nhân của hạn chế trên là do việc ưu đãi cho các doanh nghiệp có dịch vụ tốt, cho các nhà đầu tư cam kết lâu dài, đầu tư lớn chưa có hoặc có nhưng chưa tạo ra hiệu ứng rõ nét để thu hút. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức chưa có ý thức tuân thủ pháp luật, cũng như tôn trọng du khách và nghĩ đến phương thức làm ăn lâu dài, bền vững; vẫn cịn tình trạng làm ăn chụp giật, lừa đảo khiến cho một số khách du lịch không muốn quay lại.
+Thực trạng quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch
Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, với chủ trương dành nguồn lực thỏa đáng từ ngân sách và huy động các nguồn lực ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, những năm gần đây, các cấp lãnh đạo tỉnh Quảng
Ninh đã quyết liệt trong chỉ đạo và triển khai đầu tư hàng loạt các cơng trình giao thơng và cơ sở hạ tầng du lịch, trong đó có các dự án quan trọng đã hồn thành đem lại hiệu quả thiết thực như: Cải tạo nâng cấp quốc lộ 18 đoạn ng Bí - Hạ Long; đưa điện lưới ra đảo Cô Tô và các xã đảo huyện Vân Đồn; hạ tầng kỹ thuật viễn thơng thực hiện phủ sóng di động và internet đến tất cả các điểm du lịch. Bên cạnh đó, một số dự án chiến lược đã đi vào hoạt động, như: Đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng; Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn; Đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn; Đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái tiếp tục được đầu tư xây dựng sẽ kết nối tỉnh Quảng Ninh với tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc và các nước ASEAN; Cảng tàu biển quốc tế Hạ Long hoàn thành cũng tạo điều kiện thuận lợi cho du khách khi tham quan vịnh Hạ Long, Bái Tử Long trên du thuyền 5 sao mà không phải chuyển tải như trước đây. Đặc biệt, sau khi có Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút một loạt các dự án chiến lược, có nhiều nhà đầu tư tầm cỡ tìm đến như: BIM Group, Vingroup, Sun Group, MyWay, Tuần Châu, FLC v.v [7].
Các dự án đầu tư mới đã góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị và các trung tâm du lịch của Quảng Ninh, thúc đẩy phát triển du lịch theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, tăng cường khả năng cạnh tranh, tạo ấn tượng mới cho thương hiệu du lịch Hạ Long - Quảng Ninh. Việc thu hút đầu tư phát triển du lịch có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ, khai thác có hiệu quả các trung tâm du lịch trọng điểm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong nước và quốc tế.
Mặc dù có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng du lịch, tuy nhiên Quảng Ninh vẫn đang thiếu các dự án du lịch quy mơ lớn. Đó là các dự án có vốn lớn, có sự tham gia của các đơn vị quốc tế, hướng tới phát triển ổn định và lâu dài nhằm nâng cao chất lượng cho ngành Du lịch tỉnh. Các dự án du lịch quy mô
lớn muốn đầu tư cũng chưa có cơ chế thu hút, đãi ngộ và ưu tiên phù hợp. Những hạn chế trên đã và đang tạo ra thách thức không nhỏ đối với ngành Du lịch Quảng Ninh.
2.2.3. Việc áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành ở Quảng Ninh