Về kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 69 - 75)

- Về điều kiện cấp và miễn Visa: Trong bối cảnh hiện nay miễn thị thực

được coi là một trong những chính sách quan trọng nhằm phát triển tính cạnh trạnh qua đó kích thích nhu cầu và thúc đẩy khách du lịch lực chọn điểm đến; Do đó, Chính phủ cần có chính sách miễn thị thực cho khách du lịch quốc tế.

- Về điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế: Nên có lộ trình

bỏ quy định bắt buộc hướng dẫn viên du lịch quốc tế là người có quốc tịch Việt Nam. Năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập, với đặc trưng là thừa nhân lẫn nhau về văn bằng của người lao động trong cộng đồng. [5, tr. 4] Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch được xây dựng nhằm cho phép người lao động du lịch có trình độ được cơng nhận có thể ứng tuyển cơng việc ở các quốc gia thành viên ASEAN. Nếu hướng dẫn viên quốc tế được cơng nhận, họ sẽ có đủ điều kiện làm việc tại một nước chủ nhà chấp nhận họ, [5, tr. 7] nghĩa là các hướng dẫn viên quốc tế của Việt Nam có thể hành nghề tại các nước trong khu vực ASEAN cũng như ngược lại. Do đó, quy định bắt buộc hướng dẫn viên là người có quốc tịch

Việt Nam cần được thay đổi theo hướng linh hoạt hơn để phù hợp thỏa thuận quốc tế của ASEAN.

- Về ký quỹ đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành

Theo Luật Du lịch 2017, một trong các yêu cầu để được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa lẫn kinh doanh lữ hành quốc tế là doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận ký quỹ của ngân hàng, với mức 100 triệu đồng, mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là 250 triệu đồng và đối với khách du lịch ra nước ngoài là 500 triệu đồng [14]. Với yêu cầu này, các doanh nghiệp phải gửi vào tài khoản ký quỹ tại ngân hàng trong suốt thời gian kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc bắt buộc các doanh nghiệp lữ hành nội địa cũng phải ký quỹ sẽ gây hạn chế trong kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm khả năng mở rộng thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Mục tiêu của việc ký quỹ là nhằm phòng tránh một số vấn để có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể là, trong trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú, hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp khơng có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời, thì doanh nghiệp đó, hoặc cơ quan có thẩm quyền được phép sử dụng số tiền ký quỹ để xử lý... Số tiền ký quỹ này được sử dụng để thanh toán, bồi thường cho khách du lịch trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm hợp đồng với khách, hoặc có rủi ro đột xuất xảy ra với khách trong khi tổ chức thực hiện chương trình du lịch. Tiền ký quỹ là cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho du khách, dù ở ngoài nước, hay trong nước, nhưng quy định tiền ký quỹ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới khởi nghiệp là chưa phù hợp.

Tại Quảng Ninh, theo báo cáo của Sở Du lịch, hiện trên địa bàn Tỉnh có khoảng 57 Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, nhưng đa phần

là các đơn vị hoạt động với quy mơ nhỏ, nguồn vốn ít, nên khả năng tham gia ký quỹ là rất thấp. Đến nay, mới chỉ có 04 Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch nội địa trong tỉnh được cấp phép hoạt động, bao gồm: Công ty cổ phần du lịch Hạ Long; Công ty cổ phàn du lịch dịch vụ Hữu Nghị; Công ty cổ phần du lịch dịch vụ Hồng Gai; Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên khách sạn cơng đồn Hạ Long. Đặc thù du lịch của Quảng Ninh là hoạt động theo mùa, mùa đông khách nhất là từ tháng 3 đến tháng 7 hằng năm. Những tháng còn lại lượng khách giảm đáng kể. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh hoạt động du lịch lữ hành trên địa bàn tỉnh phải vay vốn ngân hàng với mức lãi suất cao để hoạt động, trong khi đó cịn phải thực hiện quy định “đóng 100

triệu đồng để ký quỹ”, lại không được rút ra trong suốt q trình hoạt động sẽ

gây khó khăn trong việc kinh doanh của các doanh nghiệp này.

Do vậy, để đảm bảo thực thi trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành với khách du lịch, thì đối với những doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành nội địa nên bỏ quy định điều kiện về ký quỹ mà thay vào đó là các chế tài đảm bảo phù hợp hơn.

- Về mua bảo hiểm cho khách du lịch: Du khách khi tham gia hành

trình du lịch ln mong muốn quyền lợi hợp pháp của mình được đảm bảo. Việc quy định mua bảo hiểm cho khách du lịch là cần thiết. Do đó, tại điểm d khoản 1 Điều 37 Luật Du lịch 2017 quy định doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch. Tuy nhiên lại không quy định mức mua tối thiểu là bao nhiêu; vì vậy, Luật Du lịch 2017 cần bổ sung quy định cụ thể về mức mua bảo hiểm.

- Về hoạt động du lịch chữa bệnh: Các chương trình du lịch chữa bệnh

đang rất thịnh hành và phát triển trên thế giới, đem về nguồn thu rất lớn cho các nước có dịch vụ này. Các nước Singapore, Thái Lan, Malaysia cơng nhận

du lịch chữa bệnh, Nhà nước có những chính sách phát triển loại hình này: quảng bá nước họ là điểm đến du lịch chữa bệnh, có nhiều bệnh viện cao cấp, với các phương tiện và công nghệ y tế hiện đại, cơ sở hạ tầng tốt, có thời tiết thuận lợi cho sức khỏe của khách du lịch [8].

Ở Việt Nam, du lịch kết hợp chữa bệnh đã bắt đầu xuất hiện và phát triển dù không được pháp luật coi là một hoạt động du lịch. Luật Du lịch 2017 quy định hoạt động du lịch là hoạt động có liên quan đến du lịch. Các hoạt động liên quan đến du lịch được pháp luật quy định theo phương pháp liệt kê, dẫn chiếu đến khái niệm du lịch thì “Du lịch là các hoạt động có liên quan

đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài ngun du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [14]. Chỉ các hoạt động được coi là du lịch bao gồm tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài ngun, trong đó khơng có hoạt động chữa bệnh. Chính vì khơng được coi là một hoạt động du lịch nên hoạt động này không được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước. Từ đó, khơng có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh hoạt động này để tạo hành lang pháp lý cho loại hình dịch vụ này phát triển.

Du lịch chữa bệnh cần được coi là một hoạt động du lịch, đó là một yêu cầu tất yếu. Về mặt chủ quan, nước ta có nền y học phát triển, đặc biệt là y học cổ truyền, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển mơ hình này. Sự phát triển của hoạt động du lịch chữa bệnh tác động vào sự phát triển của hai ngành chính là ngành du lịch và ngành y tế, mang lại lợi ích cả về mặt kinh tế lẫn kinh nghiệm y khoa. Về mặt khách quan, khi có điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng đầy đủ, sẽ dẫn đến con người có nhu cầu tìm kiếm nơi có chất lượng y học phát triển để chữa bệnh. Kết hợp du lịch và chữa bệnh đã trở thành nhu cầu tất yếu. Nắm bắt được thời cơ, các nước khác đã có những chính sách phù

hợp để phát triển loại hình này, đem lại nguồn thu cho quốc gia. Việc công nhận du lịch chữa bệnh là một hoạt động du lịch sẽ tạo cầu nối giữa hai ngành du lịch và y tế của Việt Nam có những bước đi thống nhất, có chính sách hỗ trợ phù hợp để phát triển du lịch chữa bệnh. Ví dụ: như chính sách về thị thực khi đi du lịch chữa bệnh, các khách du lịch có thể được cấp thị thực dài hơn theo thời gian chữa bệnh. Loại hình du lịch chữa bệnh được cơng nhận sẽ tạo thêm cơ hội phát triển du lịch Việt Nam cũng như nền y học của Việt Nam, tạo nguồn thu cho xã hội và đất nước, sớm đưa du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu và làm rõ các lý luận về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành của Chương 1; Thực trạng nghiên cứu của Chương 2 trong đó đã phân tích rõ thực trạng áp dụng pháp luật chung và thực tế thi hành về điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành tại Quảng Ninh.

Tại Chương 3, tác giả tập trung vào việc đưa ra các phương hướng, giải pháp để hồn thiện cơng tác thực thi điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành của Quảng Ninh, từ đó nâng cao hiệu quả trong cơng tác quản lý nhà nước đối với ngành Du lịch trong thời gian tới. Cụ thể đã đưa ra những phương hướng và giải pháp sau:.

- Xác định bối cảnh quốc tế và trong nước để đề ra các phương hướng hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành.

- Qua đó, bám sát vào các quy định, phương hướng, mục tiêu, quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh để đưa ra các giải pháp cụ thể, như: Giải pháp hồn thiện chính sách pháp luật; giải pháp về công nghệ; Giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh… Từ các giải pháp đưa ra các kiến nghị để góp phần hồn thiện quy định pháp luật về kinh doanh du lịch lữ hành.

KẾT LUẬN

Du lịch đang dần được khẳng định vị thế của mình là một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung, là ngành thu hút một lực lượng lao động đáng kể. Quá trình phát triển, du lịch đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, tuy nhiên cơ chế chính sách, pháp luật để quản lý cũng như chính sách ưu đãi để thu hút, phát triển du lịch cịn nhiều bất cập, khó khăn và hạn chế dẫn đến hiệu quả chưa cao, nguy cơ tiềm ẩn vẫn tồn tại. Chính vì vậy chưa tạo được khả năng cạnh tranh về du lịch trong khu vực và quốc tế.

Luật Du lịch 2017 đã tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi, qua đó giúp ngành du lịch Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn. Bên cạnh những thành tựu đạt được, pháp luật về kinh doanh du lịch lữ hành vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thực sự phù hợp thực tiễn. Từ thực tiễn của Quảng Ninh về áp dụng pháp luật trong kinh doanh du lịch lữ hành cho thấy bên cạnh việc điều chỉnh hồn thiện chính sách pháp luật phải đảm bảo ngun tắc lợi ích quốc gia, đảm bảo tự do kinh doanh, bảo vệ an toàn cho khách du lịch và phát triển du lịch bền vững. Pháp luật về kinh doanh du lịch lữ hành cần được nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện phù hợp thực tế, bảo đảm quyền và nghĩa vụ doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cũng như khách du lịch. Để đáp ứng được yêu cầu trên, tác giả Luận văn này đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện các quy định pháp luật về kinh doanh lữ hành nói chung và giải pháp kiến nghị về kinh doanh du lịch lữ hành ở tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 69 - 75)