Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 37)

lữ hành tại Việt Nam

2.1.1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành

Hiến pháp năm 2013 đã thừa nhận quyền tự do kinh doanh là quyền con người và là một trong những quyền cơ bản của công dân. “Được tự do kinh doanh” [10], tuy nhiên kinh doanh trong một số ngành, nghề nhất định, thì các chủ thể kinh doanh cần đáp ứng được các điều kiện nhất định đối với ngành, nghề kinh doanh đó.

Tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2014 quy định: “Ngành nghề đầu tư

kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Như vậy, điều kiện kinh doanh được hiểu là những quy định nhà nước

đặt ra buộc các chủ thể kinh doanh phải đáp ứng được khi thực hiện kinh doanh trong những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Việc pháp luật quy định về điều kiện kinh doanh, nhằm bảo vệ lợi ích cơng cộng như an ninh trật tự, an tồn xã hội, văn hóa, đạo đức… Như đã phân tích ở Chương I, tự do kinh doanh khơng có nghĩa là được làm tất cả những gì mình muốn, mà quyền tự do này phải bị giới hạn bởi quyền tự do của các chủ thể khác và những lợi ích cơng cộng khác. Xuất phát từ ý nghĩa đó, quy định về điều kiện kinh doanh đối với một số ngành nghề đặc thù là hợp lý, bảo đảm quyền cơng dân và hồn tồn phù hợp với pháp luật quốc tế về quyền con người [15, tr.131].

Kinh doanh lữ hành là một ngành nghề kinh doanh có khả năng tác động đến nhiều vấn đề như an ninh trật tự, chính trị, các giá trị văn hóa, lịch sử, tài nguyên môi trường. Với tư cách là chủ thể bán các sản phẩm du lịch trọn gói, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành sẽ có vai trị hướng dẫn, giới thiệu các tài nguyên du lịch đến với khách du lịch. Các tài nguyên du lịch như khí hậu, mơi trường, hệ sinh thái, văn hóa, di tích lịch sử rất “nhạy cảm” đối với các tác động từ bên ngoài. Cụ thể hơn, nếu khách du lịch không được hướng dẫn sử dụng, tơn trọng các tài ngun du lịch thì các tài nguyên du lịch sẽ bị tác động theo chiều hướng xấu, làm cạn kiệt tài nguyên, ảnh hưởng môi trường, thay đổi bản sắc văn hóa, tác động đến cộng đồng địa phương cũng như ảnh hưởng an ninh trật tự và quốc phịng.

Do đó, để kinh doanh lữ hành có hiệu quả và đáp ứng nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, pháp luật quy định kinh doanh lữ hành là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nói cách khác, các chủ thể chỉ được phép kinh doanh lữ hành khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. So với Luật Du lịch 2005, Luật Du lịch 2017 đã có các quy định thay đổi về điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành. Cụ thể:

“Tại Điều 31 Luật Du lịch 2017 có quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:

- Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa gồm:

+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

+Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;

+ Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

+Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;

+Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.”

So với Luật Du lịch 2005, Luật Du lịch 2017 đã bổ sung điều kiện về nghĩa vụ ký quỹ đối với kinh doanh lữ hành nội địa [14].

Đối với điều kiện kinh doanh đại lý lữ hành, tại Điều 40 Luật Du lịch 2017 quy định:“Kinh doanh đại lý lữ hành là việc tổ chức, cá nhân nhận bán

chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng. Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trường hợp khách du lịch mua chương trình du lịch thơng qua đại lý lữ hành thì hợp đồng lữ hành được giao kết giữa khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành giao đại lý; trong hợp đồng phải ghi tên, địa chỉ của đại lý lữ hành”.

Như vậy, kinh doanh đại lý lữ hành cũng là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng pháp luật khơng đặt ra điều kiện khi đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành mà đặt ra điều kiện khi hoạt động kinh doanh đại lý lữ hành. Cụ thể, đại lý lữ hành phải có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Điều kiện được đặt ra nhằm đảm bảo công khai hoạt động của đại lý lữ hành về giá cả chương trình, hoa hồng nhằm mục đích hạn chế cạnh tranh khơng lành mạnh. Với quy định như vậy, đại lý lữ hành khơng được quyền bán chương trình du lịch cao hơn giá của bên giao đại lý, không được sao chép chương trình du lịch, khơng được tự thực hiện chương trình du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)