Điều kiện đăng ký kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 37 - 45)

Thứ nhất, quy định về chủ thể kinh doanh

Từ khi Hiến pháp 2013 và Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp đã mở rộng hơn, từ việc các doanh nghiệp chỉ được kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật cho phép, thì giờ đây, các doanh nghiệp có thể kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Quyền tự do kinh doanh trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp nói chung và trong pháp luật về kinh doanh dịch vụ lưu trú nói riêng được thể hiện qua những quy định về quyền thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp; quyền tự định đoạt, tự quyết định của thành viên công ty, quyền tự chủ trong kinh doanh, tự do định đoạt trong việc giải quyết tranh chấp.

Theo Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực từ 01/07/2015 thì kinh doanh dịch vụ lưu trú vẫn tiếp tục là một ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Đối với điều kiện kinh doanh phải có giấy phép, chủ thể kinh doanh phải tiến hành các thủ tục xin cấp phép kinh doanh và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận dưới hình thức giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Chủ thể kinh doanh theo Luật Du lịch 2017 đã mở rộng đến các tổ chức và cá nhân, nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này thì có thể kinh doanh lưu trú du lịch. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Luật Du lịch 2017

khơng có định nghĩa hay quy định thế nào là tổ chức. Điều đó cũng tạo ra nhiều cách hiểu khơng thống nhất về các chủ thể này. Nếu hiểu theo nghĩa rộng nhất thì chủ thể kinh doanh là tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi kinh doanh. Bao gồm những tổ chức, cá nhân đã làm thủ tục đăng ký hay xin phép kinh doanh và những tổ chức, cá nhân khác có thực hiện hành vi kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời. Cịn nếu hiểu theo nghĩa của pháp luật thực định, thì chủ thể kinh doanh là những tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh mang tính nghề nghiệp, hoạt động dưới hình thức pháp lý nhất định và đã làm thủ tục, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật [39, tr.16].

Nếu cơng ty có một thành viên tham gia góp vốn thì phải chọn loại hình doanh nghiệp là cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc doanh nghiệp tư nhân. Nhưng loại hình doanh nghiệp tư nhân có khá nhiều rủi ro nên thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn là biện pháp tối ưu nhất. Nếu cơng ty có hai thành viên trở lên thì nên chọn cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên (hạn chế tối đa 50 thành viên góp vốn vào doanh nghiệp, phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ). Nếu cơng ty có ba thành viên trở lên có thể lựa chọn cơng ty cổ phần (cơng ty cổ phần có thể phát hành cổ phần kêu gọi vốn và không hạn chế số lượng thành viên tối đa nên phù hợp với doanh nghiệp lớn).

Còn nếu cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú thì có thể đăng ký mơ hình hộ kinh doanh cá thể. Đối với hộ kinh doanh, theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015 quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng khơng q mười lao động, khơng có con dấu và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh” [6]. Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú là một trong các

ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cá nhân phải đăng ký để nhà nước thống kê và quản lý, giám sát đảm bảo các điều kiện kinh doanh. Địa điểm để đăng ký có thể là nơi đăng ký nhân khẩu thường trú, tạm trú hoặc địa điểm kinh doanh.

Bên cạnh đó, pháp luật cịn có quy định người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP. Đối với người Việt Nam, người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh không được thuộc các trường hợp:

– Đối với người Việt Nam:

Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hỗn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.

Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hỗn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

– Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú [7].

Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú

Việc quy định rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú là cần thiết, điều này thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và các chủ thể kinh doanh, nhằm nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng có nhu cầu cung cấp dịch vụ lưu trú.

Quyền của tổ chức cá nhân kinh doanh lưu trú được quy định tại Khoản 1, Điều 53, Luật Du lịch 2017 gồm: “Từ chối tiếp nhận khách du lịch có hành

vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy của cơ sở lưu trú du lịch hoặc khi cơ sở

lưu trú du lịch khơng cịn khả năng đáp ứng yêu cầu của khách du lịch; hủy bỏ hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với khách du lịch và có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy của cơ sở lưu trú du lịch” [33]. Như vậy, cơ sở lưu trú có quyền ban

hành nội quy. Việc ban hành hệ thống nội quy có ý nghĩa quan trọng trong quản lý điều hành cơ sở lưu trú; tuy nhiên để xây dựng và ban hành một văn bản hợp pháp, phù hợp với thực tế, đảm bảo tính ứng dụng và khoa học. Nội quy của cơ sở lưu trú phải đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật, phù hợp với yêu cầu quản lý điều hành, phù hợp với hoạt động của cơ sở lưu trú trong từng lĩnh vực cụ thể. Nội quy, quy chế tạo hành lang pháp lý nội bộ cho cơ sở lưu trú, góp phần tích cực vào cơng tác quản lý, điều hành cũng như tồn bộ hoạt động của cơ sở lưu trú; khi được áp dụng phải được mọi người tôn trọng và quán triệt thực thi.

Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú được quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Du lịch 2017 gồm: “Bảo đảm duy trì điều kiện kinh

doanh dịch vụ lưu trú du lịch; niêm yết cơng khai giá bán hàng hóa và dịch vụ, nội quy của cơ sở lưu trú du lịch; bồi thường thiệt hại cho khách du lịch theo quy định của pháp luật về dân sự; thông báo bằng văn bản cho cơ quan

chun mơn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch khi có sự thay đổi về tên cơ sở, quy mô, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật; chỉ được sử dụng từ “sao” hoặc hình ảnh ngơi sao để quảng cáo về hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế tốn theo quy định của pháp luật” [33].

Ngồi ra, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú cịn có các quyền cụ thể như sau:

- Thuê tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài quản lý, điều hành và làm việc tại cơ sở lưu trú. Trong xu thế nói chung của thời đại, những nhà

đầu tư thường rất ít khi đứng ra trực tiếp quản lý, điều hành các doanh nghiệp của họ, mà họ thường thuê những người có trình độ chun mơn và kinh nghiệm trong lĩnh vực đó để giúp họ quản lý, điều hành và làm việc tại cơ sở lưu trú của mình. Họ chỉ đứng từ xa quan sát, kiểm tra và thu lợi nhuận mang về để đầu tư thêm vào lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh đó hoặc đầu tư sang những lĩnh vực, ngành nghề khác. Việc th nguồn nhân cơng nước ngồi tuy làm mất đi những cơ hội của nguồn lao động trong nước nhưng cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ sở lưu trú như chi phí đào tạo ít thậm chí là khơng tốn chi phí, phong cách làm việc chuyên nghiệp, mới mẻ tạo nên sự gần gũi cho du khách nước ngoài.

Việc thuê tổ chức, cá nhân nước ngoài quản lý, điều hành và làm việc tại cơ sở lưu trú thì phải tuân thủ theo điều kiện về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngồi làm việc tại Việt Nam thì lao động là cơng dân nước ngồi làm việc tại Việt Nam theo hình thức: “Thực hiện hợp đồng lao động”. Theo đó, để người nước ngồi được làm việc tại Việt Nam thì phải có giấy

phép lao động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp không phải cấp Giấy phép lao động theo quy định.

- Lựa chọn loại hình dịch vụ và sản phẩm hàng hố khơng trái với quy định của pháp luật để kinh doanh trong cơ sở lưu trú. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú có quyền lựa chọn loại hình dịch vụ và sản phẩm hàng hố khơng trái với quy định của pháp luật để kinh doanh trong cơ sở lưu trú, không được thực hiện các hoạt động có liên quan đến thương mại tại Việt Nam kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, trừ trường hợp cụ thể được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

- Ban hành nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú; Từ chối tiếp nhận hoặc hủy bỏ hợp đồng lưu trú đối với khách du lịch trong trường hợp khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú hoặc

cơ sở lưu trú khơng cịn khả năng đáp ứng hoặc khách du lịch có yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng của cơ sở lưu trú. Việc ban hành hệ thống nội quy, quy chế, có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý điều hành cơ sở lưu trú nhằm đảm bảo sự an toàn cho cơ sở lưu trú cũng như cho khách hàng; tuy nhiên để xây dựng và ban hành một văn bản hợp pháp, phù hợp thực tế, đảm bảo tính khoa học ứng dụng là điều không đơn giản. Nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch phải đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật, phù hợp với yêu cầu quản lý điều hành, phù hợp với hoạt động của cơ sở lưu trú du lịch trong từng lĩnh vực cụ thể và nội quy, quy chế tạo hành lang pháp lý nội bộ cho cơ sở lưu trú du lịch, góp phần tích cực vào cơng tác quản lý, điều hành cũng như toàn bộ hoạt động của cơ sở lưu trú; khi được áp dụng phải được mọi người tơn trọng và qn triệt thực thi.

Ngồi các nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Du lịch 2017 thì tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú có các nghĩa vụ sau: Tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu

trú và kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký; Gắn biển tên, loại, hạng cơ sở lưu trú đã được công nhận và chỉ được quảng cáo đúng với loại, hạng đã được cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền cơng nhận. Việc gắn biển tên, loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận và chỉ được quảng cáo đúng với loại, hạng đã được cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền cơng nhận có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, giúp khách du lịch, các công ty, tổ chức lữ hành du lịch, vận chuyển khách du lịch dễ tìm kiếm, xem xét có phù hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính của mình hay khơng để tiến hành lưu trú. Cơ sở lưu trú được phân loại thành: Khách sạn (hotel), làng du lịch (tourist village), Biệt thự du lịch (tourist villa), căn hộ du lịch (tourist apartment), bãi cắm trại du lịch (tourist camping), nhà nghỉ du lịch (tourist guest house), nhà ở có phịng cho khách du lịch thuê (homestay) và các cơ sở lưu trú du lịch khác gồm tàu thủy du lịch, tàu hỏa du lịch, ca-ra-van (caravan), lều du lịch. Niêm yết công khai giá bán hàng và dịch vụ, nội quy, quy chế của cơ sở lưu

trú du lịch bằng tiếng việt và tiếng nước ngồi; thơng báo rõ với khách du lịch về chương trình khuyến mại của cơ sở lưu trú du lịch trong từng thời kỳ. Tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch và kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký.

Như vậy, về cơ bản, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú đã được công nhận hạng cũng giống với quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh dịch vụ lưu trú chưa được cơng nhận hạng. Ngồi ra, những chủ thể này còn được bổ sung thêm nghĩa vụ treo biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch và quảng cáo đúng với loại, hạng đã được cơng nhận và phải duy trì chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch theo đúng loại, hạng đã được công nhận.

Thứ ba, điều kiện thành lập theo luật định

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2014, kinh doanh dịch vụ lưu trú là loại hình kinh doanh có điều kiện bởi “ngành nghề mà việc thực

hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”. Theo đó, cá nhân tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh theo luật định và xin cấp giấy phép hoạt động theo đúng quy mô và phạm vi kinh doanh tại Điều 49 Luật Du lịch 2017.

Theo quy định tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 thì những tổ chức cá nhân khơng được quyền thành lập và quản lý, mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp thì đương nhiên cũng khơng đủ điều kiện để tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú dưới hình thức doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với trường hợp hộ kinh doanh thì pháp luật lại có quy định khác. Các cá nhân thuộc hầu hết các trường hợp bị cấm thành lập, quản lý, góp vốn vào doanh nghiệp không bị cấm đăng ký làm chủ hộ kinh doanh. Các đối tượng này vẫn có thể đăng ký hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú.

Thứ tư, quy định về việc đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú

Từ ngày 01/01/2018, Luật Du lịch 2017 chính thức có hiệu lực thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)