Hiện nay hệ thống văn bản pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú được ban hành chưa có sự đồng bộ, triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn. Do đó, Nhà nước cần quan tâm một số giải pháp sau:
Thứ nhất, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú, sửa đổi những văn bản khơng cịn phù hợp, bổ sung và ban hành các văn bản mới nhằm khắc phục bất cập còn tồn tại xảy ra trong quá trình thực thi cơng vụ, tạo thành hành lang pháp lý để thực hiện tốt công tác quản lý về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú.
Thứ hai, cần thống nhất văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú. Việc điều chỉnh điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú được quy định tại rất nhiều văn bản khác nhau khiến cho các điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú không được hiểu một cách thống nhất, rõ ràng, gây khó khăn trong hoạt động thi hành. Do đó, cần ban hành một văn bản pháp luật riêng điều chỉnh về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú nhằm thống nhất trong thực hiện cũng như trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng.
Thứ ba, cần bổ sung các loại hình kinh doanh lưu trú mới vào Điều 48 Luật Du lịch 2017. Như đã phân tích ở trên, tổng cộng có 08 loại cơ sở lưu trú, bao gồm: Khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phịng cho khách du lịch thuê, các cơ sở lưu trú du lịch khác. Theo điểm 1.8, khoản 1, mục I Thông tư 88/2008/TT- BVHTTDL thì các cơ sở lưu trú khác bao gồm: tàu hỏa du lịch, tàu thủy du
lịch, ca-ra-van, lều du lịch. Các loại hình kinh doanh lưu trú mới như homestay container, condotel (căn hộ khách sạn), capsule hotel (khách sạn con nhộng) đã hình thành và rất phát triển. Chính vì pháp luật chưa điều chỉnh nên ở mỗi địa phương sẽ có một cách nhìn nhận về các loại hình mới này khác nhau, mỗi cơ quan quản lý nhà nước về du lịch lại có một cách phân loại và xếp hạng khác nhau.
Do đó, để đảm bảo được sự minh bạch của pháp luật, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các chủ thể, cũng như đảm bảo được sự phát triển bền vững của du lịch, pháp luật cần phải thừa nhận loại hình kinh doanh lưu trú mới này trong Luật du lịch. Từ đó, Chính phủ sẽ đưa ra được các tiêu chuẩn phù hợp, đảm bảo được sự phát triển của kinh doanh lưu trú du lịch. Sự phát triển của xã hội nói chung và sự phát triển của kinh doanh lưu trú nói riêng ln đi trước sự điều chỉnh của pháp luật, một loại hình kinh doanh mới hình thành, cần phải được pháp luật điều chỉnh là tất yếu, việc bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh lưu trú mới vào Luật Du lịch là cần thiết và đáp ứng thực tế sự phát triển của xã hội.
Thứ tư, cần nâng cao mức xử phạt để ngăn ngừa hành vi vi phạm điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú, bổ sung mức phạt về hành vi vi phạm một lần và nhiều lần nhằm đảm bảo việc quản lý kịp thời và hiệu quả với hành vi vi phạm.